Play the fashionable Aviator game from the famous bookmaker Mostbet and get a dose of adrenaline and unforgettable emotions!

Chụp bù sáng , chụp tay không cài đặt

Lưu ý: Trước khi bắt đầu, tôi xin nhắc bạn rằng đây là nội dung về một chủ đề cao cấp. Nếu bạn không quen thuộc với những thuật ngữ như khẩu độ, tốc độ cửa chập, độ nhạy sáng và cách kết hợp chúng để tạo nên bức ảnh chất lượng, bài viết này có thể làm bạn bối rối. Tuy nhiên, đừng e ngại, cứ lấy máy ảnh ra mạnh dạn  thiết lập chế độ chụp tay và bấm máy!

Sự nổi bật của những máy ảnh DSLR hiện nay
Các máy ảnh kỹ thuật số DSLR được xem là những công cụ chụp ảnh thông minh và bền bỉ. Chúng có thể nhận diện ánh sáng, xác định giá trị độ phơi sáng, cân bằng độ trắng sáng, điều chỉnh độ tương phản để đạt độ sắc nét, và nhiều khả năng khác mà chúng ta ít khi nào chú ý đến. Máy ảnh DSLR thông minh đến nỗi một số thợ chụp ảnh mới vào nghề lập luận rằng họ không có lý do gì từ bỏ sử dụng tính năng chụp tự động.
Ngay cả thợ chụp ảnh nhiều khi cũng rất ngại chụp ở chế độ cài đặt tay. Khi bạn chụp ở chế độ này, bạn phải tắt hầu như tất cả các hệ thống trong máy ảnh. Tất nhiên bạn vẫn còn có thể sử dụng tính năng đo ánh sáng nhưng bạn phải xác định xem tính năng đó có phù hợp không. Để làm được điều này, bạn phải biết cách điều chỉnh khẩu độ và tốc độ cửa chập sao cho lấy được độ phơi sáng phù hợp nhất.
Tùy vào cách điều chỉnh của mỗi thợ chụp ảnh, còn tôi ưu tiên thiết lập khẩu độ trước tốc độ cửa chập. Điều đó có nghĩa là tôi ít khi nào sử dụng tốc độ cửa chập làm cơ sở cho sự sáng tạo (đôi lúc cũng có nhưng rồi cũng chuyển đổi thông số cài đặt khi cần). Phong cách chụp ảnh của tôi là khi chụp tay, tôi chỉ điều chỉnh tốc độ cửa chập để lấy độ phơi sáng phù hợp. Trước đó tôi đã xác định giá trị khẩu độ.
Nếu sử dụng chế độ ưu tiên khẩu độ (Av), việc điều chỉnh độ phơi sáng thường chỉ thực hiện khi chụp ở chế độ cài đặt tay. Những máy ảnh hiện nay thông minh đến nỗi luôn tạo mức độ phơi sáng phù hợp. Với chế độ Av, tôi chỉ cần thiết lập khẩu độ (hoặc độ sâu trường ảnh) và máy sẽ xác định tốc độ cửa chập tương ứng. Khi chụp ở chế độ Av, tôi luôn theo dõi tốc độ cửa chập mà máy xác định và đảm bảo nó đủ nhanh để cho ra những bức ảnh sắc nét. Nếu tốc độ cửa chập quá thấp, trước tiên tôi sẽ điều chỉnh tăng độ nhạy sáng để làm cho tốc độ cửa chập nhanh hơn. Nếu độ nhạy sáng được đẩy lên quá cao, tôi sẽ tính đến việc thay đổi khẩu độ nếu có thể.
Biết khi nào chụp không hiệu quả
Giống máy tính, máy ảnh đôi khi cũng mắc lỗi. Rất may, nếu có một chút kinh nghiệm bạn có thể dự đoán khi nào máy gặp sự cố với những đốm sáng cũng như biết cách xử lý chúng. Bạn sẽ cảm thấy lạ nếu ảnh xuất hiện nhiều đốm trắng hoặc đen, nếu để máy tự động xử lý, nó sẽ chuyển chúng sang sắc xám. Nói cách khác, nếu bạn chụp ảnh một ai đó đang đứng giữa cánh đồng phủ đầy tuyết, máy ảnh của bạn sẽ cố gắng giảm thiểu ánh sáng cho ảnh để tránh làm xuất hiện những đốm trắng trên khung hình. Đối với máy ảnh, màu trắng đóng vai trò rất quan trọng. Ở chiều ngược lại, nếu bạn chụp cùng người đó với hình nền đen, máy ảnh của bạn sẽ tăng độ sáng cho ảnh để tránh làm xuất hiện những đốm đen trên khung hình. Một khi bạn thành thạo xử lý máy ảnh, bạn sẽ dễ dàng biết khi nào mình cần cân chỉnh máy.
Sau đây là ví dụ:
Một ngày nọ khi đang làm việc ngoài sân, tôi phát hiện một con nhện “góa phụ đen” cùng với tổ của nó bên dưới tường gạch. Tôi với bố dượng bắt đầu tìm gậy để đùa với nó.  Một cách chậm chạp, con nhện bò lên cây gậy. Tôi liền chạy vào trong nhà mang, mang máy ảnh ra chụp nó. Khi bố dượng nâng cây gậy lên cao,  tôi bắt đầu bấm máy.
Tôi vừa mới chụp ảnh nên vẫn chưa thiết lập thông số máy trở về mặc định. Tôi có bật tính năng đo ánh sáng, nhưng thay vì sử dụng toàn bộ hình ảnh để máy xác định giá trị độ phơi sáng thì tôi chỉ sử dụng duy nhất một điểm lấy nét đã chọn sẵn trong kính ngắm. Khi tôi hướng điểm lấy nét vào con nhện, tất cả những gì máy ảnh đo được là một màu đen.
Thành thật mà nói, ảnh này không đẹp. Máy ảnh chỉ đo độ sáng chủ thể con nhện, kết quả là hình ảnh bị sáng lòe. Nhận biết lỗi này, tôi nhanh điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua ống kính thông qua chức năng bù phơi sáng. Điều này có nghĩa là  tôi thiết lập để máy tìm độ phơi sáng phù hợp, bất kỳ giá trị nào mà máy xác định, tôi sẽ điều chỉnh giảm cường độ ánh sáng. Thật may mắn, khi tôi chọn được độ phơi sáng phù hợp, mọi thứ đều ăn khớp; vị trí của con nhện, tiêu cự, màu đen óng của con nhện.
Đây là hình chụp tiếp theo của tôi.  Hình ảnh này được xử lý lại để làm tăng thêm chi tiết.
Thật tuyệt, tôi sử dụng chức năng bù phơi sáng thế nào ư?
Dễ thôi! Với máy ảnh DSLR của Canon, bạn chỉ cần sử dụng bánh xe kỹ thuật số ở phía sau của máy khi bạn đang chụp ở chế độ Av hoặc Tv. Nếu bạn đang ở chế độ Av, chỉ cần quay bánh xe bất kỳ chiều nào tùy thích là bạn có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm bù phơi sáng để tăng hoặc giảm cường độ ánh sáng. Nếu bạn đang chụp ở chế độ Tv, việc quay bánh xe sẽ cho phép bạn điều chỉnh khẩu độ để tăng hoặc giảm cường độ ánh sáng. Nếu giá trị bù phơi sáng của bạn đang ở mức 0, bạn sẽ thấy một đốm ở giữa đồng hồ đo độ phơi sáng trên màn hình LCD của máy hoặc ống kính ngắm. Nếu bạn quay bánh xe theo bất kỳ chiều nào tùy thích, bạn sẽ thấy đốn này di chuyển lên hoặc xuống.
Nếu bạn sử dụng máy ảnh dòng Canon EOS bạn có thể tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng để xem phần nội dung nói về chế độ ưu tiên khẩu độ.
Khẩu độ mở biểu diễn bằng các giá trị F-stop. F càng nhỏ, khẩu độ càng lớn.
Kết hợp
Vậy thì tại sao xem chụp ở chế độ ưu tiên khẩu độ cũng giống như chụp ở chế độ cài đặt tay, và khi nào chụp ở chế độ cài đặt tay? Vấn đề chính là thời gian. Bởi vì máy ảnh của tôi có thể xác định tốc độ cửa chập tính xác đến 9/10 nên công việc của tôi đơn giản chỉ là thiết lập khẩu độ và chụp ảnh tùy thích. Tôi không phải liên tục điều chỉnh tăng giảm tốc độ cửa chập, công việc dành cho máy. Nếu tôi phát hiện máy ảnh của tôi xác định sai, tôi sẽ xác định nguyên nhân và điều chỉnh bù phơi sáng một cách tương ứng.
Vậy thì hiệu chỉnh máy ảnh bằng tay không có ích?
Tất nhiên là không phải, chụp tay nhiều lúc lại mang lại hiệu quả rõ rệt. Tôi thích chụp ở chế độ cài đặt bằng tay trong điều kiện ánh sáng không bị gián đoạn sau hàng hoạt lần chụp. Nếu tôi ở trong căn phòng được chiếu sáng liên tục và đối tượng chụp không di chuyển nhiều, tôi sẽ luôn chọn chụp ở chế độ cài tặt bằng tay bởi vì tôi có thể điều chỉnh bù phơi sáng cho đối tượng. Nếu phải chụp ảnh dưới điều kiện ánh sáng mặt trời, tôi sẽ cũng sẽ chọn chụp ở chế độ cài đặt bằng tay. Bất cứ khi nào cần kiểm soát hoàn toàn máy ảnh, tôi cũng sẽ chọn chụp ở chế độ cài đặt tay. Điều đó còn tùy thuộc vào tình hình.
James Brandon  –   Học viện EOS

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.