Play the fashionable Aviator game from the famous bookmaker Mostbet and get a dose of adrenaline and unforgettable emotions!

Hướng dẫn chụp ảnh sản phẩm và hậu kỳ bằng Photoshop

Một bài viết chia sẻ kinh nghiệm về chụp ảnh sản phẩm của tác giả tuanlifecolo, hôm nay xin được chia sẻ đến bạn đọc yêu nhiếp ảnh muốn nâng cao kiến thức với thể loại này

Chụp ảnh sản phẩm:

về kỹ thuật máy có lẽ mọi người đều nắm rõ thiết bị của mình đang sử dụng, do đó bạn nên chụp sao cho ảnh có ánh sáng, độ nét, màu sắc tốt nhất có thể đặc biệt phải chú ý đến chất liệu..v.vv… (vụ này rất quan trọng)

1.Tùy sản phẩm cụ thể mình chọn góc máy, chọn cách nhấn nhá as hoặc phối với properties – các thành phần liên quan đến sp đc chụp… có vài trường hợp mình chụp từng phần sau đó ráp lại..

2.Phần background nên chụp trắng hoặc đen để tiện cho cắt cúp & design lại cho phù hợp…

3.Về as thì đa phần em sử dụng as mềm và hầu hết em chỉ dùng as dội, đc dội lại từ các chất liệu trắng mờ (lâu lâu vẫn xài bóng có phản chiếu mạnh).

4.Ví dụ: giấy trắng, mica, format, ván MDF (mỏng có phủ mặt), mút xốp trắng..v.v…….. có thử qua vài loại, nhưng e ưa nhất là xốp trắng, loại ngta làm thùng nc đá (có bán nhiều ở CH VLXD)… về ưu điểm e cho là số 1: kích thước rất to nhưng cực nhẹ, cắt bẽ tùy thích theo ý đồ setup của mình, dày mỏng có đủ và đánh đèn xuyên vô tư (đẹp như softbox), có thể kê –kẹp dễ dàng đặc biệt là dính nc thoãi mái, hư tấm nào bõ tấm đó…(hì hì)

Hình minh họa

Hướng dẫn chụp ảnh sản phẩm và hậu kỳ bằng Photoshop

Hậu kỳ:

cũng đơn giản thôi, nhưng cần tỉ mỉ y chang như touch mẫu

1.Cà đi những vết dơ, bụi li ti càng sạch càng tốt (xài công cụ như cà mụn cho mẫu)

2.Làm sạch background, tút hay thay mới hoặc chế biến gì thì tùy ý đồ thể hiện.

3.Tiếp đến là nhấn nhá sắc độ của sp và lên màu, phần này có rất nhiều cách (đều sử dụng các công cụ của retouch mẫu)… tuy nhiên làm gì thì làm e khuyên là làm từ từ để có thể cảm nhận về liều lượng & cường độ, cứ nhạt tới đậm và đến khi vừa ý thì thôi… nhấn cạnh, nhấn mảng, nhấn màu, nhấn nét…v.v… rất nhiều thứ để nhấn ..

4.Làm nét, phần này cũng tựa như trên đó là “lên từ từ”. Về cường độ nét e Ko biết diễn tả thế nào, nên tạm thời gọi & chia thành 4 cấp: nét gốc -nét -nét tốt -nét nhất (phần “nét nhất” sẽ là điểm nhấn của sp)…

5.Và tổng cường độ nét sẽ phân bổ tỉ lệ (về diện tích) tùy theo sp và ta kiểm soát nó bằng Layer Mask + opacity của layer…, theo e thì ko phải nét tất tần tật là đẹp …

6.Lưu ý đến tỉ lệ “cường độ nét” của 4 cấp. Điều này sẽ làm cho bức hình có chiều sâu hơn

7.Ví dụ : ta muốn lên nét cho hình là 60% so với hình chụp gốc, 60% này sẽ chia đều cho 4 cấp

[nét gốc] là 100% (hình gốc khi chụp) thì [nét] sẽ ~100+20=120%, [nét tốt] là ~ 120+20=140%, [nét nhất] ~ 140+20%=160

Hình minh họa

Hướng dẫn chụp ảnh sản phẩm và hậu kỳ bằng Photoshop

Trên là kinh nghiệm trong quá trình chụp e rút đc, rất căn bản, dễ làm. Em ko đề cập đến thiết bị
vì e nghĩ thiết bị nào chụp cũng đc. Điển hình, e chỉ chụp ở khẩu 5.6-8.0 của fix 50mm1.8 còn as set theo khẩu độ này. Có nhiều anh photo ở nngoai họ xài máy cũng bình thường, đèn Led…v.v… ko cần hàng khủng gì ráo (tất nhiên ai có kinh tế tốt thì đầu tư mạnh). Với ng mới chơi sẽ dễ thở và ít bị lăn tăn, sau này nâng cấp từ từ theo khả năng và mỗi lần nâng cấp mình sẽ hiểu rõ hơn khi mua món đó sẽ có ít gì (vì hàng mua rồi ko đổi trả gì đc.. hì hì)

P/s:

– Mỗi lần chụp nên chia thành 2 ngày . ngày 1 chụp + retouch hoàn chỉnh xong nghĩ (ko đụng tới nữa), ngày 2 lôi ra coi lại, lúc này “tự nhiên” phát hiện ra một số lỗi đáng kể – tiếp tục edit & hoàn thiện lun… nếu là job ta nên in hẳn khổ lớn (Ả3) để coi màu coi bố cục coi lỗi..v.v.. là chắc nhất
– Bài này mục đích là “tạo cảm hứng” ko cụ thể đâu đó, nên ko đầy đủ.. ACE trong quá trình thực hiện, gút mắc chổ nào e giải thích trong khả năng..

Hướng dẫn chụp ảnh sản phẩm và hậu kỳ bằng Photoshop

Hướng dẫn chụp ảnh sản phẩm và hậu kỳ bằng Photoshop

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.