Play the fashionable Aviator game from the famous bookmaker Mostbet and get a dose of adrenaline and unforgettable emotions!

Hướng dẫn chụp ảnh chân dung cho người mới

Trong bài viết này sẽ không thiên về phân tích các kỹ thuật. Bài viết sẽ đi vào giải quyết các thắc mắc phổ biến của các bạn newbie bằng cách lý giải đơn giản nhất để các bạn dễ hình dung.

Đa phần các bạn sẽ tìm thấy lời khuyên là nên chọn ống kính có dải tiêu cự từ 70mm trở lên vì với dải tiêu cự này chủ thể “trông có vẻ” được nhấn mạnh, phông xóa mịn và hình không bị biến dạng. Lập luận này rất chuẩn, các bạn có thể xem vài ví dụ ở bên dưới có dải tiêu cự từ 70mm trở lên.

chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh
Tiêu cự 70mm với khả năng nhấn mạnh tuyệt đối chủ thể

chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh
Tiêu cự 135mm, một tiêu cự “sát thủ” trong chụp chân dung

Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chỉ có dải tiêu cự này mới chụp chân dung đẹp, dải tiêu cự normal (35mm-70mm) và dải tiêu cự wide (24mm-35mm) vẫn đem lại những ấn tượng nhất định cho ảnh chân dung đặc biệt trong chân dung đường phố và đời thường.

chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh
Tiêu cự 35mm mang lại cảm giác gần gũi và thân thiện

chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh
24mm đặc biệt cơ động trong chân dung đời thường vì khả năng bao quát một phần cảnh vật xung quanh

Vậy còn dải ultrawide (dưới 24mm) thì sao? Đa phần mọi người bảo không phù hợp. Tuy nhiên, tiêu cự này đặc biệt hiệu quả nếu bạn chụp với mục đích làm quảng cáo và truyền thông.

chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh

Nếu đây là hình ảnh quảng cáo cho 1 loại kính áp tròng, bạn sẽ bị ấn tượng chứ?

chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh
Với tiêu cự 12mm, chân dung toàn thân đem lại một góc nhìn đầy mới lạ

Lời khuyên là: “Hãy chọn ống kính chụp chân dung tùy thuộc vào phong cách chân dung mà bạn theo đuổi, vì không phải bao giờ những con đường truyền thống mới mang lại thành công. Tất nhiên tùy thuộc vào ngân sách mà bạn có nữa”

Khi bạn thắc mắc điều này có nghĩa là bạn đã có những kiến thức nhất định về DOF. Đầu tiên, so sánh “Cùng tiêu cự, khác khẩu độ”.

chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh

Ở hình trên, 2 ảnh được chụp với tiêu cự 6mm, bên trái chụp tại f/1.8 và f/2.8 trong hình bên phải bỏ qua sự khác biệt về màu sắc mà chỉ xét mức độ mịn trong xóa phông ta dễ dàng thấy được khẩu độ lớn mang lại độ mịn hơn so với khẩu độ bé hơn. Để chắc chắn hơn về điều này, bạn xem hình dưới

chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh
Trường hợp thứ hai “Cùng khẩu độ, khác tiêu cự”, chúng ta sẽ quan sát hình bên dưới vơi 2 tiêu cự mà hầu như newbie nào cũng đều làm quen đầu tiên: 50mm và 85mm.

chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh

Chắc chắn là chúng ta đã nhận ra sự khác biệt. Tiêu cự dài hơn đem lại khả năng mịn hơn. Tuy nhiên khi phải đánh đổi tiêu cự trên thực địa, chúng ta phải trả giá bằng sự cơ động của vị trí đứng so với mẫu. Chẳng hạn nếu chúng ta chỉ có ống 35mm mà muốn chụp cận mặt, chúng ta phải lại gần và dí sát vào mẫu hơn, trong khi 70mm đứng xa hơn một chút và 135mm thì ung dung bắn từ vị trí rất xa. Ngược lại, 35mm lại lợi thế hơn khi chụp toàn thân khi đứng cách mẫu không quá xa trong khi 2 tiêu cự kia thì loay hoay lui dần dần đến khi toàn thân mẫu lọt hoàn toàn vào khung ngắm.

chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh

Trong trường hợp kinh tế bạn không thể cải thiện, chẳng hạn chỉ đủ tiền mua 85mm chứ không thể lên 135mm. Bạn phải chấp nhận dí sát vào chủ thể để có được độ mịn như ở 135mm.

Lời khuyên là: “Nếu bạn đủ khả năng mua ống có tiêu cự dài và khẩu độ lớn thì không nói, trong trường hợp bạn chỉ được ưu tiên 1 trong 2 yếu tố do vấn đề về tài chính, bạn hãy chọn tiêu cự dài (85mm, 70mm, 105mm,..) chấp nhận khẩu độ bé (thông thường từ 3.5-4.5) nếu bạn thành thạo các thao tác làm mịn phông trong các phần mềm hậu kỳ. Nếu bạn không tự tin trình hậu kỳ của mình, bạn nên chấp nhận dải tiêu cự ngắn hơn nhưng có khẩu độ mở lớn hơn (như các ống prime 28mm, 35mm, 50mm với f1.8, f2.0, f2.8,…)”

chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh

Khó khăn này là khó khăn chung của “nền kinh tế” nên bạn đừng tự ti. Bạn thường nghe thấy bố cục 1/3 là hợp lý. Tuy nhiên chúng ta cũng không cần quá cứng nhắc như vậy, sự phá cách có thể đem lại nhiều điều đáng kinh ngạc hơn. Tuy nhiên chúng ta phải chấp nhận học tập cái cơ bản trước.

Để chụp ảnh đúng tỉ lệ 1/3. Khi ngắm vào viewfinder bạn hình dung lại hình trên, nó sẽ ra cái hình ảnh mờ ảo này trong đầu các bạn.

chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh
chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh

chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh

Có thể thấy là NSX đã khéo léo sắp xếp các điểm lấy nét gần chạm các điểm tiếp xúc màu đỏ. Điều đó nghĩa là khi bạn chụp chân dung, bạn muốn nhấn mạnh cái gì thì để cái đó vào điểm đỏ. Thường thì bạn chỉ cần lấy nét vào mắt, hoặc toàn thân mẫu, sau đó di chuyển khung hình để mắt mẫu hoặc toàn thân mẫu trùng với điểm đỏ thì lúc đó bạn đã chụp đúng tỷ lệ 1/3

Chụp chân dung mắt rơi đúng tỉ lệ 1.3

chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh

chụp chân dung, hướng dẫn chụp, kinh nghiệm chụp, mới tập chụp ảnh

Với những hướng dẫn tỉ mỉ trình bày bên trên hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình sáng tạo ra những bức ảnh chân dung đẹp của các bạn.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.