Play the fashionable Aviator game from the famous bookmaker Mostbet and get a dose of adrenaline and unforgettable emotions!

Tìm hiểu về kỹ thuật chụp ảnh HDR

Nghệ thuật chụp ảnh số với dải nhạy sáng động cao High Dynamic Range (HDR) trở nên bùng nổ vào những năn gần đây, và nhanh chóng trở thành kỹ thuật tạo ảnh đặc biệt và công cụ thực hành cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, các nhiếp ảnh gia về kiến trúc, về nội/ngoại cảnh. Sau đây là ba lý do mà những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và những người đam mê nhiếp ảnh chúng ta nên sử dụng kỹ thuật HDR, đó là : 1) Thể hiện rõ chi tiết cảnh trong cả khu vực sáng và tối, tức là với kỹ thuật HDR chúng ta có thể có chụp được những bức ảnh mà tưởng chừng không thể 2) Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và tiền bạc rất nhiều so với việc thiết lập thêm hệ thống chiếu sáng đắt tiền 3) Giúp các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp dễ dàng có được những bức ảnh độc đáo làm hài lòng khách hàng.
Ảnh RAW sau quá trình HDR
Kỹ thuật HDR không phải là một khái niệm mới. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng về phong cảnh Ansel Adams đã tạo nên  những bức ảnh với kỹ thuật HDR trắng –đen trong phòng tối, ẩm ướt bằng việc “burn” và “dodge” một ảnh đơn. Nhiếp ảnh bậc thầy này cũng đã sử dụng những loại giấy khác nhau, bộ lọc khác nhau với thời gian phát triển khác nhau để dần mở rộng dãy giá trị lộ sáng của phim âm bản.
Hình RAW gốc
Ngày nay các máy DSLR có thể chụp lại các chi tiết và màu sắc mà đối với các nhiếp ảnh gia ngày xưa, thời của Ansel Adam thì đó là một giấc mơ. Tuy nhiên, các ảnh này vẫn còn những giới hạn trong việc cảm nhận dãy giá trị lộ sáng rộng trong điều kiện quá sáng. Với việc dùng một vài kỹ thuật điện tử “phòng tối” (darkroom), chúng ta vẫn có thể có ảnh có chất lượng tốt vượt ra ngoài khả năng mà chế độ mặc định của máy thực hiện được. Kỹ thuật HDR có thể gia tăng giá trị lộ sáng hoặc dãy sáng mà vẫn thể hiện được những chi tiết và kết cấu của cảnh.
Phần gạch đỏ là thông số của ảnh chụp (click lên ảnh để xem lớn)
Hai bài viết về kỹ thuật HDR của Canon Digiatal Learning Center sẽ đề cập đến những vấn đề cơ vản của HDR.
Phần I sẽ chủ yếu thảo luận về khả năng gia tăng sự thể hiện chi tiết và độ sáng trong một ảnh đơn mà không cần thực hiện chụp loạt nhiều ảnh với chế độ phơi sáng khác nhau. Nội dung của phần I cũng sẽ đề cập đến việc sử dụng Adobe Camera Raw và Topaz Adjust để tạo ra các ảnh mang kỹ thuật HDR mà không cần dùng phần mềm HDR và cách chụp loạt nhiều ảnh để tạo nên ảnh HDR.
Phần II của bài viết sẽ đề cập đến các chế độ phơi sáng khác nhau cho loạt nhiều ảnh để tạo những ảnh HDR thật sự và xử lý hình ảnh bằng chương trình HDR thật sự như Photomatix và HDR Efex Pro.Canon Digital Photo Professional, phần mềm đính kèm với máy DSLR.
Ảnh minh họa số 2 là ảnh gốc ban đầu chưa qua xử lý. Như vậy, chúng ta thấy rằng chúng ta hoàn toàn có thể gia tăng sự thể hiện chi tiết trong ảnh RAW đơn trong quá trình xử lý ảnh. Phần mềm Digital Photo Professional của Canon (viết tắt là DPP) là chương trình xử lý ảnh rất tuyệt để tạo ra những ảnh với chất lượng tốt, thì trong phần mềm Adobe’s Camera Raw – một phần của chương trình Photoshop và Lighroom – có một vài công cụ cho phép chúng ta có thể gia tăng khả năng hiện rõ chi tiết trên file ảnh RAW gốc.
Ảnh minh họa số 3 cho thấy các thông số của file ảnh được hiển thị khi mở chương trình Adobe Camera Raw. Trong hình, các thông số sử dụng để chụp ảnh đã được đánh dấu highlight như: ISO 100, f/22, tốc độ màn trập 1/500, ống kính mắt cá 15mm.
Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tầm quan trọng của các thông số này:
  • Nhiễu có thể xuất hiện trong các ảnh HDR, đặc biệt khi xử lý loạt nhiều ảnh và giảm vùng bóng tối của cảnh. Do đó, chúng ta nên chụp với ISO thấp để giảm thiểu nhiễu.

 

  • Nếu muốn tạo hiệu ứng “nổ đóm đóm” khi chụp trực tiếp vào mặt trời, chúng ta nên chụp ở khẩu độ f/22. Tại khẩu độ f/5.6, mặt trời sẽ là một đốm trắng mờ. Nên nhớ không bao giờ nhìn trực tiếp vào mặt trời và luôn phải đeo kính mát khi ngắm chụp mặt trời.

 

  • Tốc độ cửa trập 1/500 giây là kết quả của điều kiện ánh sáng.

 

  • Ống kính mắt cá 15mm f/2.8 của Canon kết hợp với EOS 5D Mark II full-frame tạo ra hiệu ứng mắt cá ấn tượng. Thông thường, ống kính mắt cá trong máy EOS cùng với cảm biến full-frame phù hợp sẽ để tạo hiệu ứng mắt cá như mong muốn. Nhưng với ống kính mắt cá zoom Canon EF 8-15mm với máy có cảm biến nhỏ hơn như dòng EOS Rebel, EOS 7D,… vẫn có thể tạo nên các bức ảnh có hiệu ứng mắt cá độc đáo.

 

Với ảnh minh họa số 4 –  ảnh có tiêu đề “Adobe Camera Raw –before and after”, hãy quan sát phần được đánh dấu highlight, chúng ta sẽ nhận thấy khác nhau quan trọng nhất là các thông số của phần Fill Light. Điều chỉnh thông số tăng từ 0 đến 81 để giảm vùng bóng tối của cảnh. Lưu ý rằng không có nhiễu chìm trong các khu vực này.
Thanh trượt “Recovery” cũng được tăng từ 0 lên đến 80, để thể hiện rõ hơn các chi tiết xung quang mặt trời  (các chi tiết này đã có trong ảnh gốc).
Với việc giảm vùng bóng tối, ảnh sẽ bị mất tính tương phản. Do đó, chúng ta cần tăng phần “Contrast” cho ảnh.
Cuối cùng, thông số Clarity cũng được tăng lên nhằm tạo độ sắc nét cho file, và sau đó là Vibrance. Nhân đây chúng ta cũng nên hiểu sự khác nhau giữa Vibrance và Saturation: Khi tăng thông số Vibrance tức là chúng ta chỉ tăng sự bão hòa về màu khi màu đó yếu, chưa bão hòa. Khi tăng Saturation tức là chúng ta sẽ tăng màu của cả tập tin .
Tuy nhiên, để chụp ảnh HDR, chúng ta nên dùng chân máy. Ngày nay, chương trình HDR rất tiện lợi cho việc sắp xếp các chuỗi ảnh, trong trường hợp các ảnh không theo thứ tự nối tiếp, chúng ta sẽ tạo ảnh mờ trong ảnh HDR. Dùng chân máy, kết hợp với việc dùng cài đặt thời gian tự động hoặc cable-realease để có những hình ảnh theo thứ tự nối tiếp.
Chúng ta nên dùng chân máy với đầu tròn để chụp ảnh HDR. Với đầu tròn, chúng ta có thể nhanh chóng và dễ dàng điều chỉnh máy ảnh hướng đến vị trí chụp chính xác mà chúng ta muốn, đồng thời hầu hết các ảnh HDR là ảnh góc rộng, do đó chúng ta không cần một chân máy “hạng nặng”.
Tính năng xem ảnh sống của máy là điều quan trọng trong nhiếp ảnh HDR. Máy EOS 7D và EOS 60D có tích hợp sẵn màn hình điện tử biểu thị ảnh sống. Nếu sử dụng máy SLR mà không có tính năng này thì chúng ta nên dùng thiết bị bubble-level gắn vào khe cắm đèn flash ngoài (hot shoe).
Xin nhắc lại, các ảnh HDR hầu như là ảnh góc rộng với độ tương phản của cảnh có thể rất rộng. Do đó, chúng ta nên sử dụng ống kính 14mm, 15mm và zoom siêu rộng giống như ống kính 17-40mm (hoặc EF-S 10-22 mm zoom, cho máy ảnh cảm biến APS-C giống như 7D hoặc dòng Rebel).
Các ảnh minh họa tiếp theo bên dưới là các ảnh được chụp bởi các ống kính này. Chúng ta cũng tìm hiểu một số mẹo khi dùng các ống kính này cũng như các tính năng tiện ích của chúng.
Ống kính mắt cá Canon EF 15mm f/2.8:
Loại ống kính mắt cá full-frame này sẽ tạo nên ảnh có độ sâu trường ảnh rất rõ với hiệu ứng cong rất tuyệt. Tuy nhiên, để tạo hiệu ứng này thì ống kính 15mm phải đi cùng với máy SLR full-frame, giống như EOS 5D Mark II. Còn loại ống kính zoom mắt cá Canon EF 8-15mm f/4L với góc ngắm siêu rộng, trường nhìn 180˚ có thể phù hợp với máy có cảm biến nhỏ, như EOS 7D hoặc 60D.
Để tạo nên bức ảnh giống HDR như ảnh Pozos không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, nhất là khi chúng ta muốn ghi lại và thể hiện tất cả các chi tiết ấn tượng trong một cảnh. Các ảnh minh họa bên dưới (các ảnh có 2 phần) sẽ cho chúng ta thấy rõ khả năng ghi nhận ánh sáng của cảm biến trong Canon Mark II.
Ảnh số 5 – “Expanding Dynamic Range: Before and After” đã minh họa về gia tăng giá trị lộ sáng của file ảnh từ máy Canon 5D Mark II trong chương trình Adobe Camera Raw. Lưu ý rằng, chúng ta không nên vội xóa những file ảnh này khi xem nó bằng màn hình máy ảnh và thấy nó không hoàn hảo như mong đợi. Vì ảnh hoàn toàn có thể được “cứu” khi chúng ta sử dụng và chỉnh sửa các dữ liệu này với công cụ trong phòng tối kỹ thuật số (digital darkroom)
Tuy nhiên, cũng đôi khi dãy sáng mà chúng ta đang cố để đưa vào sản phẩm ảnh cuối cùng là hoàn toàn tuyệt vời nên không cần xử lý ảnh RAW. Ảnh minh họa số 6 là ví dụ cho thấy khi chụp loạt nhiều ảnh gốc với chế độ phơi sáng khác nhau để tạo ảnh HDR thật sự, là rất cần thiết để ghi nhận toàn bộ giá trị lộ sáng của cảnh. Lúc này, phần mềm thực HDR sẽ trở thành là công cụ để chúng ta lựa chọn. Tấm ảnh minh họa này được chụp tại hành lang của khách sạn Florida Hotel ở Old Havana, Cuba với máy Canon EOS 5D Mark II và ống kính mắt cá full-frame Canon 15mm.
Như các nhiếp ảnh gia chuyên chụp trong nhà biết, mục tiêu của sản phẩm ảnh HDR cuối cùng là thể hiện rõ các các chi tiết trong bóng tối và trong khu vực sáng. Và chúng ta sẽ thực hiện mục tiêu này mà không cần sử dụng thêm bất cứ ánh sáng thêm nào. Trước tiên, chúng ta sẽ trao đổi kỹ thuật nhiếp ảnh và phần mềm sử dụng, sau đó sẽ tìm hiểu về cách thức sử dụng phần mềm HDR để tổng hợp các loạt ảnh vào sản phẩm ảnh cuối cùng hoàn chỉnh.
Ở hình minh họa số 7, ảnh được chụp với chế độ phơi sáng 0 EV (chế độ phơi sáng bình thường), +2 EV, -2 EV, -3 EV và -4EV. (EV= Exposure Value = Gía trị lộ sáng, được tính bằng stop, cứ lượng ánh sáng tăng gấp đôi thì EV tăng một đơn vị; + 2 EV tức là phơi quá sáng 2 stop).
Phần tiếp theo của bài viết sẽ đề cập đến độ phơi sáng cần thiết cho ảnh HD. Bây giờ, chúng ta sẽ đề cập đến thiết bị và cài đặt máy, trước tiên là các thiết bị cần có.
Với máy ảnh cầm tay, chúng ta vẫn có thể chụp được một loạt ảnh – đặc biệt khi chúng ta dùng ống kính góc rất rộng và tốc độ màn trập nhanh và giữ máy ổn định bằng tay hoặc các dụng cụ hỗ trợ cố định. Ảnh minh họa số 8 dưới đây là hình ảnh HDR cầm tay, được tạo thành bởi 3 chế độ phơi sáng khác nhau, với 0 EV, + 2 EV và – 2 EV. Đây là thời điểm thực hành lý tưởng để quen với chế độ chụp liên tục với tốc độ cao. Nếu máy ảnh có chức năng này, chúng ta nên kết nối với tính năng Automatic Exposure Bracketing.(Automatic Exposure Bracketing là chức năng tự động chụp nhiều bức ảnh có các mức phơi sáng khác nhau, viết tắt là AEB) …

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.