Play the fashionable Aviator game from the famous bookmaker Mostbet and get a dose of adrenaline and unforgettable emotions!

Tìm hiểu GPU và các thông số của card màn hình là gì ?

Nhìn vào card màn hình, bạn sẽ thấy đầy thông số trên đó. Bạn có hiểu thông số đó mô tả gì không? Hãy cùng giải mã ý nghĩa của các thông số đó nhé!

  • Tìm hiểu GPU của card màn hình là gì
  • Tìm hiểu các thông số của card màn hình
1.GPU Clock hay Graphic Clock: Đây là tốc độ của vi xử lý GPU (bộ xử lý đồ họa). Ví dụ, GPU Clock của NVIDIA Quadro K5000 là 706 MHz, tốc độ này càng cao càng tốt. Chú ý là không so sánh tốc độ nầy của card màn hình và CPU vì đây là 2 kiến trúc hoàn toàn khác nhau.( Xem thêm :  GPU là gì? Tổng quan về điện toán GPU (GPU computing) )
2. Processor Clock: còn gọi là tốc độ đồng hồ hay là clock rate. Tốc độ xử lý các lệnh của 1 bộ vi xử lý. Mỗi máy tính chứa một đồng hồ nội bộ (internal clock) có chức năng điều hòa tốc độ xử lý các lệnh và đồng bộ hóa tất cả các thành phần khác nhau có trong máy tính. Đồng hồ này càng nhanh bao nhiêu, số lệnh mà GPU có thể xử lý được mỗi giây nhiều hơn bấy nhiêu.

3.Texture Fill Rate: còn được hiểu là tốc độ làm đầy (TĐLĐ). TĐLĐ theo quan điểm thông thường được qui cho tốc độ vẽ điểm ảnh của bộ xử lý đồ họa. Đối với card màn hình cũ thì quan niệm TĐLĐ đơn giản là tốc độ dựng tam giác (triangle fill rates). Tuy nhiên, có 2 dạng tốc độ làm đầy là: pixel fill rate (tốc độ làm đầy điểm ảnh) và texture fill rate (tốc độ làm đầy vật liệu). Theo khái niệm mô tả ở trên, pixel fill rate là số lượng điểm ảnh mà card màn hình có thể xuất ra và được tính bằng số raster operations (ROPs) nhân với tốc độ xung lõi của card màn hình. Chỉ số này càng nhiều càng tốt.

4.Memory Clock: Tốc độ xung của bộ nhớ. Chỉ số này càng cao càng tốt.

5.Standard Memory Config: Đây là dung lượng bộ nhớ chứa trong card màn hình. Bộ nhớ thường được sử dụng bây giờ là GDDR. DDR thường được quảng cáo với xung tốc độ lớn gấp đôi so với xung tốc độ vật lý thật của nó. Ví dụ DDR 1000 MHz, thực sự chỉ có xung tốc độ là 500 MHz. Chính vì lý do này, mà nhiều người sẽ ngạc nhiên khi card màn hình được quảng cáo có DDR 1200 MHz, nhưng chương trình báo là RAM chỉ chạy ở tốc độ 600 MHz. DDR2 và GDDR3 nguyên tắc làm việc cũng giống như DDR. Sự khác nhau giữa DDR, DDR2 và GDDR3 là công nghệ sản xuất. Hiện nay, đã có GDDR4 và cả GDDR5. Các thế hệ Ram về sau sẽ tốt hơn trước và dung lượng bộ nhớ càng cao thì càng mạnh. Tuy nhiên card màn hình có 1GB Ram DDR2 cũng chưa chắc đã tốt hơn 1 chiếc card 512MB dùng GDDR4.

6.Memory Interface: Thông số này còn được biết đến với tên gọi khác là bus bộ nhớ. Bus bộ nhớ là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính năng. Các loại card màn hình hiện nay bus bộ nhớ bao gồm từ 64 bits đến 256 bits, và trong một vài trường hợp có thể đạt đến 512 bits. Bus bộ nhớ càng tăng, thì lượng dữ liệu mà bộ nhớ có thể vận chuyển trong mỗi chu kỳ càng lớn. Ví dụ, card màn hình sử dụng bus 128 bits có thể mang lượng dữ liệu nhiều gấp đôi so với card màn hình được trang bị bus 64 bits và tuyến bus 256 bits thì mang gấp 4 lần so với tuyến bus 64 bits.

7.Memory Bandwidth: Khả năng truyền tải dữ liệu của bộ nhớ. Đây còn được hiểu là băng thông giữa bộ nhớ của VGA và GPU. Chỉ số này phụ thuộc vào xung của bộ nhớ và Bus bộ nhớ. Chú ý rằng bandwith không phụ thuộc vào dung lượng RAM trên card màn hình. Chỉ số này càng cao càng tốt.

8.Cách thông số khác: Bên cạnh các thông số chính ở trên, đa số những loại card màn hình khác nhau đều được trang bị 1 số công nghệ độc quyền tính năng nhất định phù hợp với “hạng” của mình trong dòng sản phẩm của từng hãng. Ví dụ như NVIDIA SLI Ready (khả năng chạy đa card màn hình trên 1 mainboard), Nvidia 3D Vision Ready (hổ trợ xuất hình ảnh 3D đầy đủ nhất) hay NVIDIA CUDA Technology (encode bằng GPU không thông qua CPU).

Tuy nhiên khi mua card màn hình, bạn nên chú ý kiểm tra xem card màn hình hỗ trợ phiên bản DirectX nào và có phù hợp với hệ điều hành Windows đang sử dụng hay không, tiếp đó là thư viện OpenGL để chơi một số trò chơi được phát triển trên công cụ này, khả năng xuất ra độ phân giải cực đại và cổng tín hiệu như thế nào? Đa số các loại card màn hình hiện nay đều sử dụng kết nối kỹ thuật số (DVI) thay vì Analog như trước đây. Thậm chí, một số loại card màn hình còn trang bị sẵn cổng giao tiếp HDMI để người sử dụng có thể ngay lập tức kết nối vào màn hình HDTV. Tuy nhiên, một số loại card màn hình khác chỉ có thể xuất ra màn hình HDTV thông qua adapter chuyển đổi.

Cần để ý tiếp theo là kích cỡ của card màn hình. Thông thường 1 card màn hình chỉ cắm vào 1 cổng PCI-e và chiếm luôn diện tích xung quanh cổng đó. Nhưng 1 số card màn hình to quá cỡ và chiếm luôn từ 2 – 3 cổng PCI-e bên cạnh. Cuối cùng, là thông số về điện năng cung cấp và tiêu thụ. Người sử dụng cũng nên để ý các thông số này để chọn lựa thích hợp với bộ nguồn đang sử dụng cho máy vi tính để tránh trường hợp quá tải hoặc cháy nổ không đáng có.

Hiện nay Card màn hình được bán ở nhiều nơi với nhiều hãng sản xuất khác nhau như Intel, NVIDIA, AMD… Đối với sản phẩm Card màn hình thì NVIDIA là hãng sản xuất được biết đến nhiều nhất thông qua các dòng sản phẩm đặc trưng như Quadro, Tesla, GeForce…Tại Việt Nam, Anh Đức JSC  tự hào là nhà phân phối ủy quyền các sản phẩm NVIDIA Quadro

Đến với Anh Đức JSC bạn có thể yên tâm mua các sản phẩm Quadro chính hãng, uy tín và chất lượng mà công ty phân phối, với chính sách bảo hành đặc biệt 1 đổi 1 và hỗ trợ kỹ thuật, các thiết bị phụ trợ một cách tối đa và nhanh chóng.

 GPU là gì ?   

GPU là viết tắt của Graphics Processing Unit là một bộ vi xử lý chuyên dụng nhận nhiệm vụ tăng tốc, xử lý đồ họa cho bộ vi xử lý trung tâm CPU. GPU có các tính năng vượt xa so với các trình điều khiển đồ họa cơ bản (như GPU của Intel).

Về tốc độ xử lý dữ liệu thì GPU có thể tiếp nhận hàng ngàn luồng dữ liệu cùng một lúc vì thế có thể tăng tốc một số phần mềm tới hơn 100 lần so với một CPU.

GPU được sử dụng trong các hệ thống nhúng, điện thoại di động, máy tính cá nhân, máy trạm, máy chơi game… Trong máy tính cá nhân, một GPU có thể xuất hiện ở card đồ họa hoặc nó cũng có thể được gắn trên mainboard.

GPU của hãng NVIDIA

Phân biệt giữa GPU, CPU, VPU, GPGPU

Cấu trúc của CPU và GPU

Thoạt nghe thì sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa GPU, CPU, VPU, GPGPU bởi cả bốn tên gọi đều có chung một họ “PU”. Tuy nhiên, mỗi tên gọi lại mang một ý nghĩa riêng.

CPU (Central Processing Unit) là con chip điện tử được xem như não bộ, một trong những phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình vi tính và dữ kiện.

GPU (Graphic Proccessing Unit) cũng là con chip điện tử nhưng có chức năng như một bộ vi xử lý riêng của card tăng tốc đồ họa, tự nó có đủ khả năng và sức mạnh xử lý tất cả mọi vấn đề có liên quan tới hình ảnh của máy tính. Hai dòng chip đồ họa phổ biến nhất là:NVIDIA và AMD/ATI

VPU (Visual Processing Unit) chỉ là cách gọi khác của GPU. Ban đầu, người ta gọi là GPU, vì nó chủ yếu là xử lý các vấn đề có liên quan tới đồ họa máy tính. Nhưng sau này, con chip được cải tiến, mạnh hơn, nhanh hơn, đa chức năng hơn, tích hợp cả chức năng xử lý video, nên người ta gọi nó là VPU.

GPGPU (General-Purpose Computing on Graphics Processing Units) là mô hình khai thác GPU cho các ứng dụng không mang tính đồ họa. Đặc biệt được sử dụng trong khoa học máy tính. GPU bắt đầu được sử dụng để chạy các ứng dụng điện toán đa dụng. Người ta đã nhận thấy sự xuất sắc trong khả năng biểu diễn các phép tính dấu chấm động của các GPU, dẫn đến tăng hiệu suất rất lớn cho một loạt các ứng dụng khoa học.

 

Vai trò của GPU trong máy tính

 

Xử lý hình ảnh, hiệu ứng trong phim ảnh và hoạt hình

Trước khi GPU ra đời, thì CPU vừa phải xử lý các chương trình vi tính, dữ kiện vừa kiêm luôn công việc xử lý đồ họa, hình ảnh. Lượng công việc quá nhiều nên CPU hoạt động theo xu hướng ban phát đồng đều mức tài nguyên. Công việc đồ họa và công việc văn phòng đều nhận được lượng tài nguyên như nhau. Chính vì vậy, các sản phẩm đồ họa khi ra đời đều bị hạn chế rất nhiều.

Nhưng từ khi điện toán GPU ra đời thì mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi giúp giảm bớt khối lượng công việc cho CPU, CPU chỉ còn nhiệm vụ kéo hệ thống chạy theo hoạt động của GPU và dành các xung của mình cho các nhiệm vụ khác của hệ thống, tiết kiệm thời gian đáng kể, giải quyết những áp lực trong việc cung cấp một sản phẩm chất lượng cao cho thị trường,…

Và hiện nay vai trò của GPU trên máy tính ngày càng quan trọng hơn, không chỉ dừng lại ở việc xuất tín hiệu ra màn hình hay hỗ trợ chơi game 3D mà việc tận dụng nhân đồ hoạ (GPU) tham gia hỗ trợ xử lý cùng nhân CPU để đưa ra các ứng dụng bổ ích như: DXVA (DirectX Video Acceleration) trên các chương trình xem phim, HWA (Hardware Acceleration) trên các trình duyệt web, MS Powerpoint 2010 tận dụng GPU để thể hiện các hiệu ứng mượt mà hơn.

Những lĩnh vực sử dụng GPU

 

  • Giải mã bí mật của bộ não với GPU NVIDIA Tesla
  • NVIDIA: GPU không chỉ để chơi game, mà còn dùng để làm việc

 

GPU là một bộ vi xử lý chuyên thực hiện các dạng phép tính đặc biệt cần thiết cho đồ họa 3D và hình ảnh động vì vậy được sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng 3D, 2D, thiết kế kỹ thuật, dựng phim, làm hiệu ứng phim…

GPU trong lĩnh vực đồ họa

Trong các máy tính hiện đại, GPU có thể đảm nhận nhiệm vụ tăng tốc các video theo chuẩn Adobe Flash, chuyển đổi video giữa các định dạng, nhận diện hình ảnh, hỗ trợ nhận diện các mẫu virus cũng như nhiều nhiệm vụ khác.

Tiềm năng của GPU trong tương lai còn rất lớn. Nó sẽ được sử dụng rộng rãi để tăng tốc độ tính toán trong các lĩnh vực như hình ảnh y khoa, điện từ, mô hình tài chính, nghiên cứu khoa học hiện đại và thăm dò dầu khí…

 

Khả năng tính toán dấu chấm động cực lớn nhờ vào sự hỗ trợ của GPU trong hệ thống ra-đa

Lý do mà GPU được chấp thuận rộng rãi  và trở thành khuynh hướng chủ đạo trong phát triển vi xử lý chính là năng lực tính toán, và các khả năng của nó đang ngày càng phát triển nhanh hơn rất nhiều so với CPU (mỗi thế hệ tiếp theo của GPU khoảng 18 tháng).

CPU có thể thay thế cho GPU được không?

 

  • CPU máy chủ (server) là gi?
  • Nên dùng CPU hay GPU để render?

Cuộc chiến giữa CPU và GPU

Như đã trình bày ở trên, chuyên môn chính của GPU là xử lý các tác vụ về hình ảnh, tính toán đồ họa, trong khi đó một chiếc máy tính cần xử lý nhiều hơn thế, nên GPU chưa thể thay thế cho CPU. Tuy nhiên, GPGPU thì khác, nó không chỉ đảm nhận vai trì xử lý hình ảnh, mà còn thực hiện những tính toán phức tạp và thông minh không khác gì CPU.

CPU càng ngày càng được cải tiến và tích hợp chức năng xử lý hình ảnh, đồ họa phức tạp. Trong tương lai có thể người dùng máy tính không cần phải trang bị cả CPU lẫn GPU, vì CPU đã làm thay nhiệm vụ của GPU. Tuy nhiên, chắc hẳn giá thành của một chiếc máy tính CPU tích hợp GPU sẽ cao hơn nhiều so với chiếc máy sử dụng CPU đơn thuần. Không phải ai cũng cần sử dụng nhiều đến GPU, với họ một chiếc máy tính có CPU là đủ rồi. Vì vậy, việc CPU có thể thay thế cho   GPU vẫn chờ kết cục giữa cuộc đối đầu trường kỳ của 2 hãng Intel và NVIDIA.

You may also like...

1 Response

  1. QUANG says:

    Hay quá Ad.Cảm ơn vì đã chia sẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.