Tìm hiểu về khoảng cách vô cực trong nhiếp ảnh
Khoảng cách vô cực trong nhiếp ảnh
TTO – Đặt máy ảnh ở chế độ này sẽ giúp ảnh phong cảnh đẹp hơn bởi nó tăng cường độ sắc nét trên toàn tấm hình khi hiển thị hầu hết độ sâu trường ảnh.
Nhìn 3 ảnh trên, bạn có thể thấy máy lấy nét được ở các phần khác nhau (trước, sau, giữa). Ở chỗ giữa khoảng xa nhất và gần nhất có một tiêu điểm, làm tăng độ sắc nét trung bình lên mức tối đa. Khoảng cách vô cực này cũng dùng khái niệm gần như thế, chỉ khác là nét từ vô cực trở về một nửa khoảng lấy nét.
Vậy đâu là khoảng cách lấy nét tối ưu? Khoảng cách vô cực được xác định là khoảng lấy nét đặt vòng nét cao nhất ở vô cực. Nếu bạn muốn lấy nét gần hơn, dù chỉ một chút, thì ở một khoảng cách nào đó bên ngoài khoảng tiêu điểm sẽ có một đối tượng không nằm trong độ sâu trường ảnh. Thay vào đó, hãy lấy tiêu điểm về đối tượng ở xa, tận đường chân trời (vô cực) thì khoảng cách gần nhất (vẫn nằm trong độ sâu trường ảnh) sẽ là khoảng vô cực.
Vấn đề với khoảng vô cực là các đối tượng ở xa trong hậu cảnh lại nằm ở tận cùng của độ sâu trường ảnh. Do đó, các đối tượng dường như không đáp ứng được yếu tố “sắc nét ở mức chấp nhận được” theo định nghĩa. Trong khi đó, sự sắc nét ở vô cực lại rất quan trọng đối với các ảnh phong cảnh nghiêng về phần hậu cảnh. Sự sắc nét có thể là một công cụ hữu ích để nhấn mạnh, nhưng nếu không dùng khoảng cách vô cực đúng cách, bạn sẽ bỏ qua những vùng trong ảnh lẽ ra cần sắc nét hơn. Tiền cảnh có chi tiết đẹp có thể đòi hỏi sự sắc nét hơn là một hậu cảnh mờ nhạt (ảnh trên). Hoặc, tiền cảnh mờ nhạt hơn có thể hy sinh sự sắc nét để làm nổi hậu cảnh.
Khi chụp, “phó nháy” phải chọn nơi đặt độ sắc nét ở mức cao nhất (do hạn chế của khẩu độ và tốc độ màn trập). Những tình huống này cần người chụp phải đánh giá nhanh và khoảng cách vô cực không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất.
Vậy điều gì xảy ra khi khung cảnh không mở hết đến tận chân trời, hoặc bỏ mất một số chi tiết ở tiền cảnh? Mặc dù khoảng cách vô cực không còn áp dụng, vẫn có một khoảng lấy nét tối ưu giữa tiền cảnh và hậu cảnh.
Nhiều người dùng quy tắc 1/3 cho ảnh phong cảnh để có khoảng sắc nét tối đa. Tuy nhiên, khoảng cách này rất hiếm khi tối ưu. Vị trí đó thực ra rất khác tùy vào khoảng cách của đối tượng, khẩu độ và tiêu cự. Một phần của độ sâu trường ảnh nằm ở phía trước mặt lấy nét đạt ½ khoảng cách lấy nét gần nhất và giảm đều đến 0 khi khoảng lấy nét đạt đến vô cực.
Do đó, quy tắc 1/3 chỉ đúng cho một khoảng cách giữa hai điểm này, chứ không phải chỗ khác. Để xác định vị trí lấy nét tối ưu một cách chính xác, hãy dùng phép tính độ sâu trường ảnh. Cần đảm bảo rằng cả khoảng xa nhất và gần nhất có độ sắc nét chấp nhận được trong khung hình của bạn.
Khi thực hành chụp, chú ý rằng khoảng vô cực được thực hiện tốt nhất khi chủ thể mở rộng về phía xa xôi và không có vùng đặc biệt nào cần độ sắc nét hơn những vùng khác. Ngay cả như vậy, bạn cũng có thể đòi hỏi đến sự “sắc nét chấp nhận được”, hoặc hơi tập trung vào phía xa để hậu cảnh sắc nét. Hãy điều chỉnh tiêu điểm bằng tay, có dùng đến chức năng đo khoảng cách trên ống kính, hoặc xem trên màn hình LCD (nếu có).
Bạn có thể tính độ “sắc nét chấp nhận được” mà đôi mắt tinh tường 20/20 không dễ nhận ra. Lúc này, cần khép khẩu nhỏ (trị số khẩu độ lớn) nhưng không quá nhỏ vì có thể gây ra hiệu ứng nhiễu ảnh. Ví dụ, với máy phim 35mm và các máy DSLR tương tự, hiện tượng này sẽ nghiêm trọng hơn khi quá con số f/16. Ở những máy compact, bạn không phải lo lắng vì khẩu độ hạn chế ở trị số tối đa f/8 hoặc nhỏ hơn.