Play the fashionable Aviator game from the famous bookmaker Mostbet and get a dose of adrenaline and unforgettable emotions!

15 chú ý nhằm cải thiện hiệu suất làm việc của Photoshop CS6 & CC

Photoshop CS6 Logo

Photoshop CS6 được coi là phiên bản tốt nhất trong các ứng dụng xử lý ảnh của Adobe trong một thời gian rất dài, nhưng không phải ai cũng hài lòng với hiệu suất của nó trên một số phần cứng có cấu hình thấp. Bạn hãy lưu ý tới những điều sau để cái thiện phần nào hiệu suất làm việc của Photoshop (Phần này là những gì chung nhất, phía dưới sẽ có những giải thích cụ thể hơn)
1. Quan sát chỉ số hiệu suất – Efficiency Indicator – Ở dưới cùng của cửa sổ PS bất kì nào đang mở, bạn sẽ thấy một giá trị đo “Efficiency”. Nếu giá trị sụt giảm xuống dưới 100% nó có nghĩa là bạn đang sử dụng Scratch disk (ổ cứng – hard drive) để nhớ và Photoshop sẽ chậm chạp hơn rất nhiều. Giải quyết điều này bằng cách cấp phát thêm bộ nhớ RAM cho Photoshop hoặc bằng cách tắt bớt các cửa sổ ứng dụng khác. Nếu bạn không thấy chữ Efficiency, nhấn vào nút tam giác nhỏ ở dưới cùng của cửa sổ làm việc hiện hành và chọn Efficiency trong dánh sách sổ ra

2. Tắt các cửa sổ tài liệu không dùng đến – Unused Document Windows. Nếu bạn không sử dụng một file ảnh, tắt nó đi. Mỗi một tập tin mở có thể chiếm một số lượng bộ nhớ đáng kể, mà có thể dễ dàng dẫn tới việc Photoshop bị chậm lại.
3. Purge History & Clipboard – Edit > Purge > All. Tính năng theo dõi lịch sử của Photoshop rất hữu dụng nhưng nó chiếm rất nhiều bộ nhớ. Nếu bạn không dùng nó, xóa nội dung của history và clipboard sẽ giải phóng tài nguyên.
4. Thiết lập chế độ vẽ về Basic . Preferences > Performance > Graphics Processor Settings > Advanced Settings > Drawing Mode > Basic.
5. Tắt chế độ thu phóng động – Animated Zoom. Preferences > General > Animated Zoom > bỏ chọn.
6. Tắt Flick Panning. Preferences > General > Enabled Flick Panning > bỏ chọn.
7. Đặt Cache Levels thành 2. Preferences > Performance > History & Cache > Cache Levels > 2. Bất kì khi nào bạn tạo một thay đổi đối với hình ảnh trên màn hình, máy tính của bạn sẽ phải vẽ lại hình ảnh ấy. Hình ảnh càng lớn, càng cần sức mạnh xử lý và nhiều thời gian hơn. Để làm cho tốc độ vẽ lại màn hình nhanh nhất có thể, Photoshop CS6 sử dụng caching để liên tục cập nhật một hình ảnh có độ phân giải thấp hơn để bạn làm việc. Giá trị mặc định là Cache Level = 4, nhưng nếu bạn thường làm việc với các ảnh với giá trị pixel lớn, bạn có thể cải thiện hiệu suất vẽ lại bằng cách thiết lập giá trị Cache Level cao hơn 4. Ngược lại, nếu bạn thường làm việc với các ảnh có kích thước nhỏ mà có nhiều layer, bạn có thể thiết lập giá trị Cache Level thành 2.
Khi Photoshop xử lý một ảnh, nó chia hình ảnh thành các phần nhỏ gọi là tile, và nó làm việc lần lượt với từng cái. Theo mặc định, kích thước cho mỗi tile là 128Kb. Bạn cũng có thể thay đổi giá trị bộ nhớ chỉ định cho việc xử lý mỗi tile thông qua tùy chọn trong thực đơn Cache Tile Size nằm trong bảng Performance. Giá trị tile lớn hơn sẽ làm giảm thời gian Photoshop cần để xử lý một hình ảnh, đặc biệt là trên các máy tính với bộ nhớ RAM lớn hơn 1GB. Bạn có thể sử dụng 3 nút: Tall and Thin, Default và Big and Flat để thiết lập cả hai giá trị Cache Level và Cache Tile Size phù hợp với từng nhu cầu (nhanh và tiện hơn bạn tự thiết lập).
– Tall and Thin: Tốt nhất cho những người làm việc với các ảnh có kích thước nhỏ với rất nhiều hiệu chỉnh và nhiều layer.
– Default: Được thiết kế cho mục đích sử dụng chung khi một người dùng sẽ làm việc với nhiều kiểu tài liệu. Nó là mặc định
– Big and Flat: Làm việc tốt với các ảnh lớn với một vài hiệu chỉnh và ít layer

8. Điều chỉnh Photoshop Memory Use. Preferences > Performance > Memory Usage. Giá trị % càng cao thì PS càng chạy mượt mà. Nhưng nếu bạn chỉ định giá trị RAM quá cao cho Photoshop, nó có thể làm giảm tốc độ của các chương trình khác mà bạn đang sử dụng cùng photoshop. Do đó, thay vì sử dụng một giá trị tùy ý, hãy dựa vào dung lượng bộ nhớ vật lý và nhu cầu cá nhân.
9. Tắt anti-aliasing trên các đường và lưới. Preferences > Performance > Graphic Processor Setting > Advanced Settings > Anti-alias Guides and Paths > bỏ chọn.
10. Tắt Image Previews. Preferences > File Handing > File Saving Options > Image Previews > Never Save
11. Sử dụng ít Video Ram cho những gì liên quan tới 3D. Preferences > 3D > Available VRAM for 3D > 30%. Điều này thực sự hữu ích với những ai sử dụng một máy tính với một card màn hình mà chia sẻ VRAM với bộ nhớ RAM chính. Rất nhiều laptop hiện hành vẫn sử dụng một card màn hình tích hợp của mainboard như vậy.
12. Chạy Photoshop ở chế độ toàn màn hình. Để sử dụng chế độ toàn màn hình, nhấn phím “F” trên bàn phím của bạn 3 lần, sau đó nhấn “TAB” để đưa giao diện đó trở thành màn hình chính duy nhất. Điều này rõ ràng làm cho chế độ pan (dùng bàn tay để kéo tài liệu di chuyển trên màn hình – phím Spacebar) nhanh hơn nhiều.
13. Tắt hiển thị Thumnail display. Khi bạn chỉnh sửa ảnh lớn, các thumnail luôn tự động cập nhật để phản ánh nội dung mới của Layer. Càng nhiều Layer hay đường (path) trong tài liệu, càng nhiều thumnail cần được xây dựng, vẽ và cập nhật, mỗi cái đều yêu cầu tới tài nguyên hệ thống. Để giải phóng nguồn tài nguyên được sử dụng cho nhiệm vụ này, tử Layer Palette > nút tam giác nhỏ bên trên góc phải > Panel Option và chọn None > OK

14. Bỏ lựa chọn Export Clipboard. Bất kì khi nào bạn thoát Photoshop, mọi thứ bạn sử dụng lệnh cut hay copy được lưu trữ trong clipboard của hệ điều hành. Lợi ích của tính năng này là nội dung đó sẽ trở nên sẵn có để có thể dán vào trong các ứng dụng khác, nhưng việc xuất một ảnh vào clipboard là mất thời gian và đòi hỏi bộ xử lý. Nếu bạn không cần sử dụng clipboard của hệ thống để lưu và dán giữa Photoshop và các ứng dụng khác, bạn có thể tắt tính năng này bằng cách bỏ chọn Export Clipboard. Edit > Preferences > General < uncheck Export Clipboard.

15. Để tăng tốc độ lưu và mở các tập tin tới 20 lần trong Photoshop CS6, bạn có thể check vào mục Disable Compression of PSD and FSB Files nằm dưới cùng trong Edit > Preferences > File Handling. Với CS5, để thực hiện điều này, bạn cần phải đi kèm với plugin.

Một vài chú ý khác

1. Phân bố các bộ nhớ ảo Scratch Disk:
Khi hệ thống của bạn không có đủ RAM để thực thi một hành động, Photoshop sử dụng một công nghệ bộ nhớ ảo độc quyền, còn được gọi là Scratch disks. Một scratch disk là một ổ đĩa bất kì hay một phân vùng ổ cứng với bộ nhớ trống. Theo mặc định, Photoshop sử dụng ổ đĩa mà hệ điều hành đã được cài đặt như một scratch disk chính.
Photoshop phát hiện và hiển thị mọi ổ đĩa có sẵn bên của hệ thống trong bảng Preferences. Sử dụng bảng Preferences, bạn có thể cho phép các scratch disk được sử dụng khi ổ đĩa chính đầy. Scratch disk chính của bạn nên là ổ đĩa nhanh nhất; đảm bảo rằng nó có sẵn nhiều khoảng trống ít bị phân tán
Thực hiện các điều sau để có thể giúp bạn phân bố tốt hơn cho các scratch disk:
– Để tăng hiệu suất tốt nhất, các scratch disk nên nằm trên một ổ đĩa khác với tập tin lớn bất kì nào mà bạn đang chỉnh sửa.
– Các Scratch disk nên nằm trên một ổ đĩa khác so với ổ đĩa mà hệ điều hành của bạn sử dụng cho bộ nhớ ảo – Page File. Ví dụ: Ổ đĩa hệ điều hành bạn cài đặt thường là C thì nên đặt scratch disk trên ổ đĩa khác.
– Các ổ đĩa với scratch disk nên được giảm phân tán thường xuyên (defragmentation – bạn nên sử dụng Advanced System Care để tối ưu hóa và giảm phân tán ổ đĩa cho những người lười ). Điều này khá quan trọng!!!
Để sử dụng Scratch disk bạn làm như sau:
1. Edit > Preferences > Performance
2. Trong mục Scratch Disks, chọn ổ nào bạn muốn Photoshop sử dụng và OK!

Photoshop sẽ sử dụng ổ đĩa được đánh dấu đầu tiên trong danh sách cho tới khi nó đầy và sau đó chuyển sang ổ đĩa tiếp theo ngay khi nó cần thêm bộ nhớ. Hiệu năng làm việc của hệ thống mà giá trị Efficiency thường rơi xuống dưới 95% khi quản lý các tác vụ đơn giản sẽ được cái thiện bằng việc chỉ định đúng một ổ scratch disk nhanh hay bằng việc thêm nhiều hơn bộ nhớ RAM.

2. Kích hoạt OpenGL và tối ưu các thiết lập GPU
Open GL là một phần mềm và phần cứng chuẩn để tăng tốc xử lý video khi làm việc với những hình ảnh lớn và phức tạp như các tập tin 3D. Open GL yêu cầu một bộ điều hợp video (card màn hình) mà hỗ trợ chuẩn OpenGL. Hiệu suất làm việc của bạn khi mở, di chuyển, và hiệu chỉnh một mô hình 3D được cải thiện đáng kể trên một hệ thống có OpenGL (nếu OpenGL không có sẵn trên hệ thống của bạn, Photoshop sử dụng phần mềm kết xuất ray-trace cơ bản để hiển thị tập tin 3D)
Nếu OpenGL có mặt trên hệ thống của bạn, bạn có thể kích hoạt nó trong hộp thoại Preferences:
1. Edit > Preferences > Performance.
2. Trong mục GPU Settings, chọn Enable OpenGL Drawing.Nhấn OK!
Các thiết lập ưu tiên sẽ tác động tới các hình ảnh được mở ra sau đó. Không cần thiết phải khởi động lại.

3. Làm cách nào để biết giá trị bộ nhớ (cả RAM và không gian scratch disk) dành cho Photoshop trong quá trình sửa ảnh?
Photoshop hiển thị giá trị RAM và scratch disk usage và chỉ ra chúng trong mục Scratch Sizes của thanh trạng thái (còn nhớ về cách xem giá trị Efficiency tớ đã nhắc ở trên chứ? Scratch Sizes cũng nằm trong danh sách này). Số ở bên trái thể hiện giá trị bộ nhớ hiện tại được dùng bởi chương trình để hiển thị tất cả các ảnh. Số ở bên phải thể hiện tổng dung lượng RAM sẵn có dùng cho việc xử lý các ảnh này. Từ các giá trị này bạn biết Photoshop đang sử dụng bao nhiêu tài nguyên RAM cũng như scratch disk để tắt bớt ứng dụng và giải phóng bộ nhớ RAM dành cho Photoshop.
Khi thiết lập giá trị bộ nhớ RAM phân phối cho Photoshop trong bảng Performance (hiệu chỉnh một tập tin lớn với nhiều layer), kiểm tra giá trị Efficiency trên Status Bar để xem bất cứ khi nào các thiết lập hiện tại được sử dụng là tối ưu nhất Nếu bạn chọn điều chỉnh thiết lập Memory Usage, thay đổi chúng không quá 5 % một lần, và sau đó khởi động lại Photoshop và kiểm tra các thiết lập mới trước khi tiếp tục thay đổi chúng. Ví dụ: Nếu hiện tại giá trị Let Photoshop Use là 60%, bạn thay đổi nó thành 65 % và sau đó khởi động lại Photoshop để xem nó hoạt động thế nào bởi vì khi bạn sử dụng quá nhiều RAM cho Photoshop, nó sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới hoạt động của Windows.
Bạn cũng nên nhớ rằng với Photoshop CS6 chạy ở chế độ 32 bit, chương trình chỉ có thể truy cập trực tiếp tối đa tới 3GB của Windows – ngay cả khi có nhiều RAM hơn. Theo hướng ngược lại, trên một hệ thống 64 bit với phần cứng 64 bit tương thích, Photoshop CS 6 có thể truy cập trực tiếp tới bất kì số lượng RAM nào mà hệ thống bạn có (mua càng nhiều sẽ càng tốt nhé ).

4. Chống lỗi tràn bộ nhớ “Out of RAM” khi chạy các tính năng đòi hỏi nhiều bộ nhớ (memory-intensive)
Một vài tính năng của Photoshop, như là Content-Aware Scaling, 3D, và Liquify và các filter như Distort là những thứ đòi hỏi bộ nhớ cao hơn so với những filter khác. Nếu trong lúc bạn đang làm việc với những tính năng này, Photoshop bắt đầu phản ứng chậm chạp, không phản ứng, hoặc chuyển thành lỗi “Out of Memory” hay “Out of RAM”, bạn nên tăng giá trị RAM và khoảng trống scratch disk và tắt mọi chương trình khác đang chạy cùng với Photoshop. Nếu vấn đề vẫn tiếp tục, khi đó bạn nên chuyển sang một hệ điều hành 64 bit với nhiều RAM (tất nhiên là phải xì tiền mua thêm RAM rồi ) và khoảng trống scratch disk hơn.

Tác giả: Hoanaoemquen – dohoafx.com
Xem thảo luận về vài viết này tại : [button color=”red” size=”small” link=”http://dohoafx.com/forum/th%E1%BA%A3o-lu%E1%BA%ADn-v%C3%A0-h%E1%BB%8Fi-%C4%91%C3%A1p/70550-15-ch%C3%BA-%C3%BD-nh%E1%BA%B1m-c%E1%BA%A3i-thi%E1%BB%87n-hi%E1%BB%87u-su%E1%BA%A5t-l%C3%A0m-vi%E1%BB%87c-c%E1%BB%A7-phan-mem-dung-chinh-sua-cat-ghep-hinh-anh-cs-6-a.html” target=”blank” ]đây[/button]

You may also like...

1 Response

  1. Đức says:

    Ghét nhất mấy cái trang không bôi đen3 được. Bôi đen ko có nghĩa chỉ đê copy.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.