Play the fashionable Aviator game from the famous bookmaker Mostbet and get a dose of adrenaline and unforgettable emotions!

3 lời khuyên để cho ra những thước phim chân thật

Để cho ra một thước phim chân thật, gây ấn tượng với người xem, thì bạn hãy xem những lời khuyên quý giá sau

Tôi luôn thích theo dõi các khung cảnh hậu trường của các chương trình truyền hình, nơi mà các thành viên thực hiện các thao tác quay và kỹ thuật hậu trường. Chính khung cảnh đó đã làm nảy sinh trong tôi tình cảm với ngành sản xuất truyền hình và truyền thông. Các cảnh hậu trường sẽ cho bạn thấy điều gì xảy ra ở sau mỗi cảnh quay, mà thông thường bạn không thể biết được. Và bạn sẽ phát hiện ra những cảnh quay mà bạn tưởng là thật, thật ra lại không phải như thế. Về cơ bản công việc sản xuất truyền hình cần phải tạo ra được cảm giác thật cho người xem.

Một phần quan trọng trong việc tạo ra cảm giác thật cho người xem đó là tránh để lọt máy quay và các thành viên của đoàn làm chương trình vào khung hình; cần phải đánh lừa người xem về sự thật là đang có một đoàn làm chương trình đông đảo phía sau mỗi khung hình. Tại sao lại phải làm như vậy? Bởi vì người xem sẽ hiểu một cách logic rằng với mỗi khung cảnh có một hay hai diễn viên, thì ở phía sau hậu trường có thể có đến 5 hay 10 nhân viên hậu trường. Khán giả chấp nhận phớt lờ thực tế đó để đắm mình vào câu chuyện trên màn ảnh. Tuy nhiên nếu có bất kỳ một máy quay, thiết bị quay hoặc nhân viên hậu trường nào bị lọt vào khung hình sẽ làm cho khán giả bị phân tâm và hiểu rằng cái mình đang xem là một sản phẩm điện ảnh chứ không phải là một câu chuyện. Điều này sẽ làm hỏng cả chương trình và câu chuyện sẽ trở nên mờ nhạt.

Sau đây là ba mẹo nhỏ để các nhà sản xuất chương trình tránh khỏi vấn đề trên:

1. Tránh bóng phản chiếu:
Với kiểu quay phim chỉ sử dụng một máy quay, việc giấu không cho máy quay lọt vào khuôn hình hầu như đều nằm ở việc tránh các bề mặt phản chiếu và lựa chọn góc máy để có thể quay được khuôn hình tốt nhất, mà không để lọt người quay phim hay bóng của đèn quay. Gương, cửa sổ, chai rượu, kính mát,… tất cả những vật trên đều có khả năng phản chiếu hình ảnh của người quay phim, và chúng ta phải hết sức để ý đến chúng nếu muốn giấu máy quay không lọt vào khuôn hình. Những kiểu ô nhiễm phản chiếu như trên thường rơi vào những tay máy quá tập trung vào chủ thể mà không để ý thấy hình của mình lọt vào cảnh quay. Cách tốt nhất để tránh phản chiếu đó là rà soát toàn bộ căn phòng, lên danh sách những điểm cần lưu ý trước khi bắt đầu quay. Sau khi những yếu tố cần thiết được nhận diện, người quay phim có thể tự điều chỉnh để tránh lọt hình phản chiếu.

2. Tránh lộ các thiết bị khác:
Các thiết bị hỗ trợ máy quay cũng có thể dễ dàng bị lọt vào khung hình, đặc biệt là đối với các cảnh quay, các chương trình có tốc độ quay cao. Đôi khi, một phần bất thường của một thiết bị nào đó sẽ vô tình bị lọt vào khuôn hình. Chẳng hạn như có một tay máy quay quyết định bỏ chân máy tại nguyên vị trí để thực hiện các cảnh quay khác bằng tay, trong quá trình quay, chiếc chân máy bị bỏ lại này có nguy cơ bị lọt vào khung hình một cách tình cờ. Để tránh những tai nạn tương tự như vậy cần một sự tập trung, cẩn thận cao độ. Chân đèn và micro cũng là những vật dễ bị lọt vào khung hình, ngay cả đối với các chương trình có tốc độ quay chậm hơn.

3. Các máy quay làm lộ lẫn nhau:
Trong các cảnh quay sử dụng nhiều máy quay khác nhau, điểm mấu chốt đó là bạn phải lên kế hoạch sắp đặt rõ ràng, sao cho mỗi máy quay không lọt vào khuôn hình của các máy quay còn lại. Hãy tưởng tượng ra một cảnh quay sử dụng 3 máy quay cùng một lúc, nếu một máy quay cần thiết phải tạm thời quay chéo qua khuôn hình của một máy quay khác, thì cảnh quay đó phải là một cảnh quay ổn định và có khả năng sử dụng ở khâu hậu kỳ, hoặc một máy quay khác sẽ phải quay một cảnh dự phòng. Kiến thức và trình độ của người điều hành máy quay trong trường hợp này rất quan trọng và là công cụ tuyệt vời nhất để giải quyết vấn đề. Một nhà điều hành quay giỏi có thể có khả năng thay đổi khung hình một cách nhanh chóng để tránh lọt các máy quay vào khuôn hình của mình.

Nếu có bất cứ thiết bị nào lọt vào khung hình, hoặc một máy quay lọt vào khung hình của một máy quay khác, điều đó không có nghĩa là cảnh quay đó hoàn toàn bị hỏng. Trong một số trường hợp độ phân giải của video kỹ thuật số có thể cứu được một cảnh quay. Người biên tập có thể phóng to hình ảnh lên và cắt bỏ những chỗ không cần thiết ở khâu hậu kỳ, tuy nhiên chỉ ở một mức độ không bị ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng hình ảnh. Hoặc một cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là chèn vào một cảnh quay khác, góc quay khác, hoặc các cảnh cận, tuy nhiên các cảnh quay phải được chèn vào một cách hết sức tự nhiên.

Theo Video Maker / Dịch All Image

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.