Play the fashionable Aviator game from the famous bookmaker Mostbet and get a dose of adrenaline and unforgettable emotions!

Adobe Lightroom là gì và có thể làm được những gì?

Hẳn tiêu đề của bài viết đã gợi lên trong đầu của nhiều người về một phần mềm khá quen thuộc, đã được nghe và nhìn thấy nhiều trên máy tính của các nhiếp ảnh gia, thiết kế nói chung. Vậy thực chất đối tượng phục vụ của Lightroom là gì và những khả năng đặc biệt của Lightroom ra sao? Tất cả câu hỏi đó sẽ có câu trả lời trong bài viết tổng hợp sau đây.

Có rất nhiều phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp được giới thiết kế, nhiếp ảnh sử dụng để chỉnh sửa, biên tập và thiết kế ra những hình ảnh tuyệt vời. Trong số đó có một phần mềm nổi lên như một trong những “chìa khóa” không thể thiếu được đối với nhiều người, thậm chí chỉ với một câu hỏi bông đùa về những  bức ảnh của ai đó trên các diễn dàn hoặc nhóm chụp ảnh, người hỏi đa số sẽ nhận được câu trả lời rằng : “Tôi (mình) sử dụng phần mềm Lightroom để chỉnh sửa ảnh, biên tập ảnh”.

Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi phần mềm Adobe Lightroom là gì và chức năng thực tế của phần mềm này là gì hay chưa ?

Adobe Lightroom là gì ?

Adobe Photoshop Lightroom hay còn gọi tắt là Adobe Lightroom là một phần mềm chỉnh sửa và xử lý ảnh kỹ thuật số chuyên nghiệp do hãng phần mềm danh tiếng Adobe sáng tạo ra. Phần mềm này hiện có sẵn cho cả hai nền tảng Windows và MacOS với giá bán 149 USD, nếu đăng ký thêm gói dữ liệu đám mây Adobe Creative Cloud, người dùng có thể dùng kết hợp với Photoshop với giá 9,99 USD/năm. Ngoài ra, Lightroom cũng hỗ trợ trên các phiên bản di động với ứng dụng Lightroom Mobile trên iOS và Android.

Người dùng khi sử dụng Lightroom có thể xem, quản lý, chỉnh sửa và phối màu cho hàng loạt các bức ảnh kỹ thuật số thuộc một bộ sưu tập ảnh.

Adobe Lightroom khác gì so với Adobe Photoshop?

Đã có nhiều người dùng chỉ trung thành với một trong hai phần mềm chỉnh sửa, biên tập ảnh hàng đầu này. Tuy nhiên cũng có những người biết cách phối hợp hiệu quả giữa hai phần mềm Lightroom và Photoshop để có được những bức ảnh tuyệt vời nhất. Bí quyết nằm ở chỗ nắm được sự khác biệt và lợi thế của mỗi phần mềm.

Adobe Lightroom và Photoshop có thể xử lý hình ảnh với các định dạng phổ biến trong đó có file RAW, một định dạng file được giới nghệ thuật, đặc biệt nhiếp ảnh gia rất quan tâm mỗi khi cần sử dụng tới các phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp.

Cả hai phần mềm này của Adobe đều sử dụng chung nhiều công cụ chỉnh sửa hình ảnh quan trọng như chỉnh độ sáng, độ tương phản, độ bão hòa màu sắc,…thậm chí là những công cụ chỉnh sửa, cắt ảnh, xoay ảnh tiện dụng. Nếu như đã có dịp sử dụng cả hai phần mềm, bạn cũng sẽ thấy hai phần mềm này đều hỗ trợ các bộ lọc, preset được thiết lập sẵn giúp người dùng dễ dàng tạo ra được những bức ảnh có màu sắc, phối cảnh đẹp mắt mà không tốn thời gian để chỉnh sửa và blend màu.

Mặc dù có cùng chung nhiều đặc điểm với phần mềm Photoshop về khả năng chỉnh sửa hình ảnh, xử lý file RAW nhưng Lightroom vẫn có những đặc điểm khiến phần mềm này trở nên khác biệt và không bị nhầm lẫn với Photoshop. Sự khác biệt nằm ở chính cách xử lý và cách sử dụng phần mềm.

Photoshop được biết đến với rất nhiều các công cụ xử lý hình ảnh chuyên nghiệp tuy nhiên rất khó trở thành một công cụ quản lý hình ảnh tốt như Lightroom với cách sắp xếp và phân loại theo từng bộ sưu tập thông minh. Thế mạnh của Lightroom chính là khả năng xử lý ảnh hàng loạt, đặc biệt với các định dạng ảnh RAW cần xử lý trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, nếu chỉnh sửa ảnh trên Lightroom, người dùng sẽ có một công cụ chỉnh sửa ảnh tổng thể không thua kém Photoshop nhiều, thậm chí Lightroom có cơ chế chỉnh sửa hình ảnh thông minh, luôn lưu giữ file gốc để đảm bảo giữ nguyên gốc hình ảnh cho người dùng.

Adobe Lightroom có thể làm được những gì ?

Như đã nói ở trên, Lightroom hội tụ đủ các công cụ chỉnh sửa ảnh tốt không kém so với với Photoshop, tuy nhiên các tính năng của Lightroom lại hướng tới đối tượng người dùng hoàn toàn khác biệt, họ mong muốn có một công cụ chỉnh sửa được nhiều ảnh cùng lúc với cùng một chế độ, bộ lọc. Lightroom hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của các nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế hay người chỉnh sửa ảnh thông thường.

1. Chỉnh sửa, blend màu ảnh chuyên nghiệp

Phần mềm Lightroom có thể chỉnh sửa và biên tập ảnh với hàng loạt các bộ lọc, preset, hiệu ứng hình ảnh được thiết lập sẵn để người dùng áp dụng lên ảnh dễ dàng. Bạn có thể thiết lập các thông số liên quan đến bức ảnh như độ tương phản, độ bão hòa màu sắc, hiệu ứng hình ảnh, cân bằng trắng, cân bằng lại hình ảnh bị lỗi.

Giao diện chỉnh sửa, blend và biên tập ảnh trên Lightroomkhá đơn giản và hiện đại. Các tab quản lý thư viện, trình chỉnh sửa, biên tập ảnh, slideshow, in và xem trước dưới dạng bản web khá trực quan. Giao diện thiết kế, chỉnh sửa ảnh được bố trí với các đường kẻ tiện lợi để căn chỉnh màu sắc và vật thể.

2. Quản lý bộ sưu tập ảnh thông minh

Adobe Lightroom được trang bị tính năng quản lý hình ảnh thông minh. Lightroom đóng vai trò như một người trung gian, tham gia vào quá trình chỉnh sửa ảnh nhưng không làm thay đổi bất cứ thứ gì trên bức ảnh gốc, đó là nhờ cơ chế lưu ảnh gốc và ảnh sau khi đã chỉnh sửa trong các file riêng biệt có tên Catalog.

Bất cứ hình ảnh nào khi bạn nhập vào trong Lightroom đều sẽ được lưu trong các Catalog, chúng được lưu trữ như các tệp tin thông thường trên ổ cứng và có thể truy cập trực tiếp dễ dàng. Sau khi đưa ảnh vào trong Lightroom, người dùng còn có thể thêm từ khóa, tiêu đề, chú thích, siêu dữ liệu,… cho mỗi bức ảnh.

Với cơ chế quản lý hình ảnh thông minh và phân chia theo các bộ sưu tập hình ảnh khác nhau, người dùng có thể dễ dàng bảo toàn được ảnh gốc, trong khi vẫn có được kết quả chỉnh sửa ảnh như mong muốn. Người dùng hoàn toàn có thể lưu tới hàng ngàn bức ảnh trong file Catalog với dung lượng rất nhẹ, không chiếm dụng ổ cứng như khi lưu thông tin chỉnh sửa ảnh trên Photoshop với định dạng .PSD

 

Nếu như so sánh trên Photoshop, người dùng sẽ cần tới ba định dạng file cho một bức ảnh nếu người dùng muốn vừa bảo tồn ảnh gốc (JPG, PNG,…), vừa có được ảnh đã chỉnh sửa (JPG, PNG,..) và một file lưu trữ (PSD) toàn bộ chỉnh sửa để tiện thay đổi khi cần thiết.

Trong khi đó với Lighroom, người dùng sẽ chỉ cần một file duy nhất là Catalog. Thậm chí một file PSD trên Photoshop, đặc biệt với một bức ảnh chứa nhiều layer, bộ lọc, hiệu ứng sẽ có thể chiếm từ vài chục đến vài trăm MB dung lượng ổ cứng nhưng điều này lại hoàn toàn ngược lại với Lightroom.

3. Khả năng xử lý ảnh RAW ấn tượng

Hình ảnh RAW là một định dạng hình ảnh cho phép giữ nguyên gần như toàn bộ các chi tiết hình ảnh nguyên gốc được thu nhận trên các thiết bị chụp hình, không qua xử lý hay nén của bộ xử lý. Ảnh RAW cũng đặc biệt chứa nhiều thông tin hơn, qua đó, lợi ích lớn nhất khi chỉnh sửa hình ảnh RAW là khả năng xử lý ảnh, blend màu, chỉnh sửa nội dung mà không mất đi độ chi tiết của bức ảnh.

Trong khi đó, các định dạng ảnh đã qua xử lý (chủ yếu là JPEG) do đã qua nhiều khâu xử lý ảnh, độ nét, màu sắc, độ tương phản,…nên dung lượng ảnh, chất lượng ảnh giảm đi khá nhiều. Điều này dẫn tới việc khi chỉnh sửa ảnh JPEG trên Photoshop hay Lightroom thường dẫn tới hiện tượng ảnh bị “bể hạt”, mất độ chi tiết khi phóng to.

Bằng các công cụ chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp trên Lightroom, các bức ảnh RAW của người dùng có thể biến hóa trở thành một bức ảnh hoàn toàn khác biệt.

4. Công cụ xử lý và xuất ảnh hiệu quả

Sở hữu giao diện hiện đại và rất nhiều tính năng tiên tiến hơn so với đàn anh Photoshop, trong đó tính năng xuất ảnh, in và gửi ảnh của Lightroom là một trong những ưu điểm lớn nhất của Lightroom.

Phần mềm Lightroom có thể chuyển đổi hàng loạt ảnh RAW sang JPEG và hỗ trợ tải lên mạng xã hội, hoặc lưu về thư mục riêng trên ổ đĩa, in ảnh trực tiếp thông qua kết nối máy in hoặc thậm chí biến bộ sưu tập ảnh hiện tại thành một slideshow, thư viện hoặc cuốn sách ảnh trực tuyến trên web.

In ảnh với nhiều định dạng khổ giấy khi in

Các công cụ chỉnh sửa hình ảnh trước khi tải lên website

Đối tượng người dùng của Lightroom là ai?

Kể từ khi ra đời vào đầu năm 2007 cho tới nay, Lightroom luôn được định hướng là một công cụ trợ giúp hoàn hảo cho bất cứ người dùng nào, kể cả nghiệp dư lẫn chuyên nghiệp muốn có một công cụ chỉnh sửa ảnh hàng loạt, quản lý ảnh cơ bản, hiện đại, chuyên nghiệp không thua kém Photoshop.

Tuy vậy nếu như người dùng chỉ sử dụng Photoshop để chỉnh sửa hình ảnh thì nên kết hợp thêm phần mềm quản lý ảnh Adobe Bridge để tối ưu quá trình xử lý đối với nhiều bộ ảnh có số lượng lớn.

Mặc dù vậy, đa số người dùng có kinh nghiệm đều biết cách phối hợp cả hai phần mềm, ví dụ như chỉnh sửa sơ qua bức ảnh sau khi nhập trong Lightroom và nếu muốn có nhiều hiệu ứng ấn tượng và chuyên sâu hơn, người dùng có thể đưa vào Photoshop để chỉnh sửa thêm. Hoặc bạn cũng có thể chỉnh sửa ảnh trước trên Photoshop và dùng các công cụ blend màu, preset có sẵn trên Lightroom để xử lý nhiều ảnh cùng lúc.

Nhìn chung, bất kỳ người dùng nào khi tiếp cận với Lightroom nói riêng và các công cụ chỉnh sửa ảnh khác nói chung cần tìm hiểu thật kỹ chức năng cơ bản, ưu điểm của phần mềm đó so với các phần mềm tương tự để có cho mình một cách dùng chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Bài viết trên hy vọng đã giúp nhiều bạn đọc sáng tỏ được các kiến thức liên quan đến Adobe Lightroom, một trong những phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay.

Mai Huyền / vnreview.vn

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.