Play the fashionable Aviator game from the famous bookmaker Mostbet and get a dose of adrenaline and unforgettable emotions!

Nghệ thuật tạo ảnh bằng ánh sáng của Erin Manning

Nghệ thuật tạo ảnh bằng ánh sáng của Erin Manning
Cũng giống như với cây bút, chúng ta có thể dùng ánh sáng để vẽ nên những tác phẩm trên không và sau đó chụp lại.
Với ánh sáng, chúng ta có thể tạo nên những bức ảnh rất trang nhã, thanh tao cũng như các ảnh vui nhộn, sôi nổi. Nhưng chúng ta sẽ thực hiện như thế nào? Công cụ là gì? Chúng ta sẽ vẽ trên đâu? Có cần trang bị các thiết bị đắt tiền không? Tại sao kỹ thuật này nghe có vẻ bí ẩn? Có thể đây sẽ là những câu hỏi chúng ta thắc mắc khi lần đầu tiên nghe về thuật ngữ “tạo ảnh bằng ánh sáng”. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về kỹ thuật này và chúng ta sẽ nhận ra rằng nó không có gì là bí ẩn, khó khăn hay đắt tiền cả! Tạo ảnh bằng ánh sáng rất dễ, vui, không đắt tiền và cho ta những kết quả ảnh thật đáng ngạc nhiên.
 Vậy tạo ảnh bằng ánh sáng là gì ?
Chúng ta nên xem mỗi bức ảnh là một tác phẩm hội họa bằng ánh sáng. Từ “photography” được xuất phát từ tiếng Hy Lạp với “phos” có nghĩa là ánh sáng và “graphis” nghĩa là “vẽ”. Thật rõ ràng! Và kỹ thuật tạm thời chúng ta sẽ áp dụng đó là chụp trong môi trường tối với tốc độ màn trập chậm và dùng một nguồn sáng ví như ánh sáng đèn flash, để khắc họa nên chủ thể hoặc không khí nơi đó bằng ánh sáng.
Thiết lập chế độ phơi sáng lâu để thu nhận ánh sáng cũng như các chuyển động của chủ thể là một cách để tạo nên những bức ảnh độc đáo.
Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì ?
Danh sách sau đây bao gồm những thứ mà chúng ta cần có để tạo nên những bức ảnh hấp dẫn, độc đáo.
Một chiếc máy DSLR hoặc máy ảnh số compact có khả năng phơi sáng lâu: Với chúng ta dùng đúng loại máy compact, chúng ta vẫn có thể tạo nên những bức ảnh đẹp, nhưng rõ ràng với một chiếc DSLR có chất lượng cảm biến tốt hơn, thời gian phơi sáng lâu hơn thì chúng ta sẽ có những tấm ảnh đẹp hơn rất nhiều. Tôi đang dùng máy Canon EOS Rebel T1i.
Một dây bấm mềm hay chiếc điều khiển không dây (electric remote). Khi phơi sáng lâu, thì bất cứ sự chuyển động nào, thậm chí chuyển động nhẹ của việc bấm nút chụp cũng có thể làm mờ ảnh. Một sợi dây bấm mềm hay điều khiển không dây giúp chúng ta tập trung vào việc chụp ảnh mà không sợ máy bị rung. Chỉ cần gắn một đầu dây vào máy ảnh và bấm nút ở đầu kia của dây để chụp.
Một chân máy hoặc mặt phẳng cố định. Hãy đặt máy trên chân máy trong suốt thời gian phơi sáng để tránh máy bị rung lắc và ảnh bị mờ vì sự rung lắc này. Lưu ý nguyên tắc ngón tay cái trong nhiếp ảnh là hãy sử dụng chân máy khi tốc độ màn chập chậm nhỏ hơn tiêu cự ống kính. Ví dụ, nếu dùng ống kính có tiêu cự 50mm và tốc độ màn trập được thiết lập dưới 1/50 giây thì chúng ta cần một cái chân máy hoặc một mặt phẳng cố định để đặt máy.
Tận dụng các nguồn sáng:  Chúng ta có thể sử dụng nhiều nguồn sáng khác nhau từ đơn giản như ánh sáng từ đèn flash đến ánh sáng của bút sáng dạ quang, hay ánh sáng của đèn cầy, diêm, que dạ quang, đèn nhấy nháy,… Quan sát xung quanh khu nhà hoặc kho chứa đồ, có thể chúng ta sẽ phát hiện được nhiều thiết bị phát sáng thú vị có thể tạo nên một bức tranh bằng ánh sáng.
Nên chọn khu vực thật tối để chụp: tránh không để bất kỳ luồng ánh sáng xung quanh nào như ánh sáng từ cửa sổ mở, màn hình máy tính hoặc ánh đèn đường lọt vào khung ảnh.
Các hình ảnh tham khảo:
Sử dụng ánh sáng của đèn nhấp nháy
Các bóng đèn nhấp nháy được tôi cuốn quanh một trái bóng, sau đó đặt trước ống kính để tạo nên bức ảnh trừu tượng. Ảnh chụp với ISO 100; f/9; chế độ phơi sáng Bulb với 14 giây và sử dụng Canon EF 24-105mm f/4L IS lens
Sử dụng thiết bị điều khiển không dây
Khi phơi sáng lâu, thì bất cứ sự chuyển động nào, thậm chí chuyển động nhẹ của việc bấm nút chụp cũng có thể làm mờ ảnh. Một cable realease hoặc thiết bị điều khiển không dây cho phép chúng ta tập trung vào việc chụp mà không lo máy bị rung. Chỉ cần gắn một đầu dây vào máy và bấm chụp ở đầu dây kia.
Sử dụng chân máy
Nhằm làm giảm sự rung lắc của máy khi chụp và ảnh bị mời bởi sự rung lắc này phơi chúng ta phơi sáng lâu (1/100 giây cho đến chế độ phơi sáng BULB)
Tận dụng các nguồn sáng khác nhau
Tận dụng các nguồn sáng khác nhau như ánh sáng từ đèn flash đến ánh sáng của bút dạ quang hoặc ánh sáng của đèn cầy, diêm, que dạ quang, đèn nhấp nháy….Quan sát xung quanh khu nhà bạn hoặc các kho chứa đồ đạc có thể chúng ta sẽ phát hiện được nhiều thiết bị phát sáng thú vị có thể tạo nên một bức tranh bằng ánh sáng.
PHẦN 2
Các chế độ cài đặt trên máy
Để “vẽ” nên một bức ảnh bằng ánh sáng đòi hỏi chúng ta phải thiết lập một số chế độ căn bản trên máy như:
Chất lượng ảnh: Với việc tận dụng lợi thế của thẻ nhớ có dung lượng lớn, chúng ta nên để ảnh ở chế độ có độ phân giải cao nhất. Vì với ảnh có độ phân giải cao, chúng ta rất dễ dàng chỉnh cắt ảnh mà ảnh vẫn sắc nét và không giảm chất lượng khi in.
Chúng ta sẽ thực hiện việc thiết lập chất lượng ảnh trên thanh menu.
Tất cả các máy ảnh kỹ thuật số đều có chế độ thiết lập ảnh ở độ phân giải cao, được ký hiệu là L hay FINE. Một số máy còn có chế độ ảnh RAW không nén, không bị xử lý màu,  do đó với chế độ ảnh này, chúng ta dễ dàng xử lý và chỉnh sửa ảnh. Nhưng chúng ta cũng phải biết rằng, các ảnh RAW chỉ có thể xứ lý bằng các phần mềm riêng của máy ảnh hoặc là phần mềm chuyên dụng. Thông thường, chúng ta nên để máy ở chế độ ảnh JPEG với độ phân giải cao, trừ những trường hợp chúng ta chụp trong điều kiện nhiều nguồn ánh sáng khác nhau, không ổn định. Mỗi máy sẽ có các cấu trúc khác nhau, do đó hãy tham khảo sách hướng dẫn chi tiết để biết thêm thông tin.
ISO: Thời gian phơi sáng lâu và sử dụng ISO cao có thể sẽ làm đổi màu ảnh hay còn gọi là nhiễu. Cách tốt nhất để giảm nhiễu ảnh là chúng ta nên chụp với ISO thấp, khoảng 100.
LẤY NÉT: Chúng ta nên thử chụp trước một tấm với đèn flash và chế độ lấy nét tự động (Auto Focus –AF). Với việc thử nghiệm này, chúng ta có thể biết được bố cục ảnh và điểm mà máy sẽ lấy nét trong môi trường bóng tối. Sau đó, tắt flash và chỉnh sang ở chế độ lấy nét bằng tay (Manual Focus – MF) vì tránh việc hệ thống lấy nét của máy phải tìm kiếm điểm lấy nét trong bóng tối. Hoặc chúng ta có thể để chế độ MF và chiếu sáng chủ thể bằng đèn để chọn điểm lấy nét bằng tay.
PHƠI SÁNG: Chúng ta sẽ để máy ở chế độ chỉnh tay (Manual- M). Chế độ này cho phép chúng ta chủ động thiết lập tốc độ chụp và khẩu độ như mong muốn và cũng là chế độ duy nhất có thể phơi sáng BULB. Hầu hết các máy DSLR có tốc độ màn trập tối đa là 30 giây, nhưng ở chế độ phơi sáng BULB sẽ cho phép màn trập mở bao lâu tùy ý và nó chỉ đóng lại khi chúng ta bấm nút chụp.
               Đây là một tính năng rất tuyệt vời khi chúng ta muốn chụp một cảnh cần phơi sáng lâu như chụp bầu trời trong xanh, chụp pháo hoa chẳng hạn. Tôi hay dùng chế độ phơi sáng BULB bởi thích tự quyết định thời gian phơi sáng khi muốn “vẽ” một bức ảnh với ánh sáng. Nếu chúng ta chụp trong điều kiện có ánh sáng xung quanh, hoặc ánh sáng quá sáng rõ thì chúng ta nên để tốc độ chụp dưới 30 giây. Chúng ta cũng nên trải nghiệm với tốc độ màn trập nhanh hơn như 4,8,15 giây. Ngoài ra, chúng ta cũng cần điều chỉnh khẩu độ (hay độ mở ống kính). Nếu đang sử dụng chân máy, thì khẩu độ phù hợp sẽ là f/8 hoặc f/11. Với khẩu độ này, ảnh sẽ vẫn sắc nét dù cho màn trập có mở ra lâu hơn hoặc sử dụng khẩu độ rộng nhất (f/stop nhỏ nhất). Còn nếu luồng ánh sáng quá sáng, chúng ta nên sử dụng khẩu độ nhỏ hơn (f/stop lớn hơn).
Thông tin và hình ảnh tham khảo:
Điều chỉnh các chế độ trên máy
Để tạo nên các bức ảnh bằng ánh sáng đòi hỏi chúng ta phải để máy ở chế độ cơ bản như ISO thấp, lấy nét bằng tay (Manual Focusing)…hoặc trải nghiệm bất cứ kỹ thuật nào phù hợp nhất với chúng ta.
Những vỏ sò dưới đại dương
Những vỏ sò này được chụp trong bóng tối với ánh sáng của bóng đèn và thời gian phơi sáng lâu sẽ cho chúng ta cảm giác như chúng đang ở dưới nước. Ảnh được chụp với  ISO 100, f/14; phơi sáng ở chế độ BULB  với 10 giây và sử dụng Canon EF 24-105mm f/4L IS lens
Khắc họa chân dung bằng ánh sáng
Việc chụp chân dung của Gianina với ánh sáng được phơi sáng tiêu chuẩn standard-bulb tạo nên ánh sáng vàng, mềm mại. Ảnh được chụp với ISO 100; f/8; phơi sáng ở chế độ BULB với 17 giây và sử dụng Canon EF 24-105mm f/4L IS lens
Dùng vòng Hulahoop
Tôi quấn các đèn nhấp nháy màu trắng xung quanh chiếc vòng Hula hoop (vòng để lắc) và hướng dẫn người mẫu của tôi di chuyển cái vòng xung quanh để tạo nên các tác phẩm ánh sáng. Ảnh được chụp với ISO 100; f/22; phơi sáng 20 giây với Canon EF 24-105mm f/4L IS lens
PHẦN 3
Cân bằng trắng:   Có rất nhiều loại ánh sáng khác nhau, và mỗi loại ánh sáng sẽ có nhiệt độ màu riêng biệt. Điều này có thể tạo nên sự mất cân bằng về màu sắc trên các bức ảnh của chúng ta. Ví như khi ảnh chụp với ánh sáng bình thường (“standard bulb”) hoặc ánh sáng Vonfram (đèn bóng) thì ảnh sẽ có ánh sáng vàng, còn khi chụp với ánh đèn LED  thì ảnh có màu ánh sáng trắng, hầu như mất cân bằng màu xanh. Chúng ta có thể điều chỉnh việc mất cân bằng màu bằng việc chỉnh chế độ Cân bằng trắng (WB) trên máy của chúng ta. Tham khảo tất cả các chế độ Cân bằng trắng và chọn một chế độ phù hợp nhất với điều kiện ánh sáng mà chúng ta đang chụp. Nếu chúng ta không chắc, hãy thử nghiệm tất cả các chế độ Cân bằng trắng và chọn ra chế độ mà chúng ta cho là phù hợp nhất, không nhất thiết phải là chế độ hoàn hảo nhất. Ngoài ra, còn một cách khác nữa để điều chỉnh sự mất cân bằng về màu là chúng ta sẽ để một miếng vải có chất axetat màu trước nguồn sáng.
Cách thức vẽ ảnh bằng ánh sáng : 
Để máy trên chân máy hoặc cố định trên một mặt phẳng, sau đó chụp thử bức ảnh đầu tiên với đèn flash để kiểm tra bố cục cũng như lấy nét. Sau đó, chỉnh ống kính sang chế độ lấy nét bằng tay (Manual Focus – MF). Bức ảnh thử nghiệm đầu tiên chúng ta nên chọn đúng điểm lấy nét, nếu không, chúng ta có thể điều chỉnh lấy nét bằng tay và chiếu sáng chủ thể bằng ánh sáng đèn.
Khắc hoạ chủ thể:   Nếu bạn đang để máy ở chế độ phơi sáng, ví dụ, 1 đến 30 giây thì chỉ nhấn nút chụp một lần duy nhất. Còn nếu bạn chọn chế độ phơi sáng BULB thì chúng ta phải giữ nút chụp cho đến khi kết thúc việc phơi sáng. Lợi ích của việc sử dụng chế độ phơi sáng BULB là chúng ta có phơi sáng chủ thể bao lâu tùy ý. Khi màn trập mở, chúng ta sẽ dùng đèn hay nguồn sáng nào đó để làm nổi bật chủ thể trong bóng tối và chụp. Cũng giống như chiếc cọ vẽ, nguồn sáng càng lớn thì ánh sáng có nét rộng, trong khi nguồn sáng càng nhỏ thì cho phép chúng ta khắc họa các chi tiết một cách chính xác hơn. Chúng ta cũng nên thử nghiệm với những “nét vẽ” nhanh hoặc những chuyển động chậm. Khu vực chúng ta “vẽ” chậm sẽ sáng hơn khu vực “vẽ” nhanh. Hãy cẩn thận để không chần chừ quá lâu tại cùng khu vực hoặc làm nó trở nên quá sáng. Xem lại những hình ảnh trên viewfinder để tìm ra kỹ thuật chụp chính xác nhất với kết quả mà chúng ta hài lòng nhất.
Bên dưới là một vài ví dụ về kỹ thuật “vẽ tranh với ánh sáng”. Trong đó, bức ảnh các sinh vật biển sẽ tạo cho người xem cảm giác như chúng đang ở dưới nước. Còn bức ảnh chân dung thì được làm nổi bật khi sử dụng đèn chiếu sáng lướt qua mẫu ảnh.
Nghệ thuật tạo ảnh Graffiti trên không bằng ánh sáng:   Đây là một kỹ thuật nhiếp ảnh rất thú vị! Không bừa bộn, không phức tạp và cũng không cần dọn dẹp! Vẽ lên không trung với một ánh đèn hoặc một nguồn sáng nào đó có thể tạo nên những bức ảnh mang tính giải trí độc đáo. Cũng như trong hội họa với cây bút vẽ, chúng ta cũng sẽ dùng ánh sáng như bút vẽ để tạo nên các tác phẩm ánh sáng trên không và chụp lại. Việc các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè mặc các bộ đồ màu tối sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc phiêu lưu “ vẽ tranh với ánh sáng”. Hãy trải nghiệm các chế độ phơi sáng khác nhau. Khi dùng ánh sáng để vẽ nên các bức ảnh thì màn trập sẽ mở để ghi nhận ánh sáng. Khẩu độ cũng sẽ ảnh hưởng đến độ sáng của ảnh. Do đó, chúng ta có thể cần chụp thử vài tấm trước khi thiết lập được chế độ chụp hoàn hảo mặc dù với ISO 100 và khẩu độ f/8 thì chúng ta đã có một khởi đầu tốt đẹp.
Bên dưới là 2 ảnh minh họa về air graffiti: Một ảnh được vẽ bởi ánh sáng phát ra từ chiếc vòng hula hoop, đèn nhấp nháy và các sợi cáp quang. Với ảnh phun ra lửa tiếp theo, chúng ta thấy rõ rằng với sự sắp xếp các nguồn sáng liên tục, chúng ta có thể có những bức ảnh rất thú vị, độc đáo.
Kết luận:
Nhiếp ảnh chính là nghệ thuật sử dụng ánh sáng và trí tưởng tượng. Khi dùng ánh sáng để tạo nên các bức ảnh, thì chúng ta phải nhớ trải nghiệm trước, thử nhiều kỹ thuật khác nhau và sáng tạo nhiều cách thức khác nhau. Hãy để cảm xúc, trí tưởng tượng cuốn lấy!
Hình ảnh và thông tin tham khảo:
Xoắn ánh sáng
Tôi quấn người mẫu Gianina trong những dây đèn nhấp nháy màu trắng và hướng dẫn cô ấy vặn người ra trước và sau trong khi tôi làm sáng khuôn mặt cô ấy bằng ánh đèn. Ảnh được chụp với ISO 100; f/16; phơi sáng 18 giây với Canon EF 24-105mm f/4L IS lens
Cáp quang
Ảnh “thổi ra lửa”
Gianina giả vờ thổi một nụ hôn trong khi Jenny đứng phía sau và làm ra vẻ thở ra với ánh sáng tứ ánh sáng đèn LED. Tôi làm sáng khuôn mặt Gianina với ánh sáng chuẩn standard bulb. Ảnh được chụp với ISO 100; f/16; phơi sáng 15 giây và sử dụng Canon EF 24-105mm f/4L IS lens.

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.