Play the fashionable Aviator game from the famous bookmaker Mostbet and get a dose of adrenaline and unforgettable emotions!

Tận dụng dữ liệu Exif của ảnh để trau dồi kiến thức

Hầu hết các loại máy ảnh hiện đại đều lưu thông tin chụp thành định dạng tập tin JPG với EXIF tích hợp sẵn. Thậm chí, các loại điện thoại di động với máy ảnh số cũng có thể ghi nhận EXIF vào các tập tin ảnh mà chúng tạo ra. Về cơ bản, EXIF (Exchangeable Image File Format) bao gồm các thông tin về thiết lập của máy ảnh và hình ảnh được thu thập trong quá trình hình ảnh tạo ra rồi “dán” vào tập tin ảnh.

Người dùng có thể nhờ thế tham khảo được các dữ liệu như tốc độ cửa trập, thời gian chụp, khẩu độ, phương pháp đo sáng, sự có mặt của đèn Flash … EXIF là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với dân chơi ảnh nói riêng và người dùng nói chung. Dưới đây là một số thông tin và thủ thuật có liên quan tới khái niệm này.

Sử dụng EXIF như một công cụ học hỏi

Ứng dụng lớn nhất của EXIF là cho phép người chơi ảnh học hỏi các thông số của nhau. Họ có thể xem những thông tin của bức hình đẹp để học hỏi các thông tin cần thiết khi chụp ảnh như Exposure, DOF, hay các thông số về tốc độ, độ nhạy sáng…  Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không phải lúc nào thông tin trong EXIF cũng đáng tin cậy.

Nhiều nhiếp ảnh gia thường có xu hướng xóa EXIF khỏi các bức hình họ chụp để “giấu nghề”, trong khi đó hầu hết tác động của các thiết bị bổ trợ chụp hình như đèn Flash phụ đều không thể hiện trong EXIF. Do đó, bạn cũng cần một số kinh nghiệm nhất định để tiếp thu các thông tin này.

Các tính năng phụ của EXIF

Bên cạnh thông số về chế độ chụp, EXIF còn có nhiều chức năng khác khá thú vị. Nếu để ý, bạn hẳn thấy một số công nghệ trong các phần mềm thư viện ảnh mới cho phép người dùng xác định vị trí của hình chụp. Khi đó, hình ảnh bạn tải lên mạng sẽ không cần phải tự khai báo vị trí chụp nữa.

Các định dạng tập tin ảnh có hỗ trợ EXIF

EXIF có thể được truy xuất bằng các ứng dụng hỗ trợ đọc JPG, RAW, TIFF. Đây cũng là ba định dạng chuẩn được dùng nhiều nhất trong thế giới ảnh số. Hầu hết các phần mềm biên tập ảnh, quản lý ảnh, trình điều khiển máy in và trình duyệt ảnh đều hỗ trợ 3 chuẩn này. Trong đó, trình điều khiển của máy in sẽ tận dụng EXIF để điều chỉnh hình ảnh nhằm tạo ra những bản in tốt nhất có thể. Lưu ý rằng JPEG2000, PNG và GIF là ba chuẩn hình ảnh cũng thông dụng nhưng không hỗ trợ EXIF.

Bạn không nên áp dụng các thông số của EXIF một cách máy móc. Không phải cứ mua một chiếc máy ảnh cùng ống kính tương tự rồi thiết lập thông số y xì như EXIF của một dân “pro” nào đó là bạn có thể tạo ra các bức hình chất lượng tương đương. Việc tạo ra một bức hình đẹp còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa

Bảo tồn dữ liệu EXIF khi biên tập hình

Khi tập tin gốc của máy ảnh được biên tập và lưu lại (Save) đúng cách. Dữ liệu EXIF sẽ không bị mất đi. Nếu một bức hinh gốc được chỉnh sửa và lưu lại đúng cách, nó sẽ bảo tồn được dữ liệu tích hợp nguyên gốc. Hầu hết các phần mềm chỉnh xử lý ảnh chuyên nghiệp như Lightroom, iPhoto (Mac), Photoshop, DPP đều không làm thay đổi EXIF nếu không có sự cho phép của người dùng. Tuy nhiên không phải lúc nào toàn bộ 100% dữ liệu đều được bảo toàn nên bạn cần đọc kĩ tài liệu hướng dẫn tương ứng của phần mềm định dùng. Một số phần mềm của các nhà sản xuất thứ ba thường có xu hướng loại bỏ các thông tin chuyên của hãng sản xuất máy ảnh khi lưu lại tập tin sau biên tập (ví dụ như thông tin chủng loại ống kính đã dùng để chụp bức ảnh đó).

Kiểm tra thông tin EXIF trên các trang web hình ảnh

Hiện nay, việc chụp lại hình ảnh và chia sẻ qua mạng Internet qua các dịch vụ thông dụng như Facebook, Flickr, Picasa, Photobucket khá phổ biến. Hầu hết các trang web lưu hình ảnh trực tuyến đều cho phép xem thông tin EXIF. Nó thường hiển thị bên cạnh ảnh (điển hình như Flickr) hoặc yêu cầu người dùng phải nhấn vào một liên kết hoặc biểu tượng cạnh ảnh.

Do muốn thân thiện với người dùng nên hầu hết các trang web lưu hình ảnh đều sử dụng những cụm từ riêng để mô tả EXIF. Ví dụ như Properties (Flickr), Photo Information (Picasa). Về cơ bản, chúng đều có chung một tính chất.

Một cách nữa để bạn xem các dữ liệu EXIF trong khi đang duyệt web là sử dụng phần mềm EXIF tương thích với trình duyệt mà bạn sử dụng. Một số phần mềm xem EXIF miễn phí đáng chú ý như: KUSO Exif Viewer (Windows), cExifer (Windows), GOGO Exif Viewer (Mac), XNView Pocket (Windows Mobile)… Hầu hết chúng đều cho phép người dùng xem EXIF bằng một trong hai cách: hoặc kéo hình từ trình duyệt thả vào biểu tượng của chương trình hoặc nhấn chuột phải vào hình ảnh trong các trang web và chọn chỉ mục tương ứng.

Nguyễn Thúc Hoàng Linh

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.