Cách phân biệt kính lọc CPL xịn và dỏm
Cách phân biệt kính lọc CPL xịn và dỏm. Hiện nay trên thị trường chủ yếu là bán các loại kính lọc CPL với đủ các thương hiệu và mức chất lượng , giá cả khác nhau , từ cao cấp đắt tiền như B+W , Heliopan … cho đến mức vừa túi tiền hơn như Hoya , Marumi , Kenko … cho đến những loại cực kỳ rẻ tiền như Green L , Sakar … Bên cạnh đó là các loại filter ” nhái ” thương hiệu cao cấp nhưng có giá bán rất rẻ
CPL là viết tắt của chữ Circular Polariser – kính lọc phân cực dạng tròn ( vòng ) – để phân biệt với Linear Polariser ( LPL ) – kính lọc phân cực dạng thẳng ( tuyến tính ) . Mặc dù có cùng công dụng nhưng kính lọc LPL có giá thành rẻ hơn do cấu tạo đơn giản hơn . Tuy vậy , kính lọc LPL khi sử dụng sẽ khiến hệ thống lấy nét tự động của máy ảnh SLR bị rối loạn , khó lấy nét chính xác .
Hiện nay trên thị trường chủ yếu là bán các loại kính lọc CPL với đủ các thương hiệu và mức chất lượng , giá cả khác nhau , từ cao cấp đắt tiền như B+W , Heliopan … cho đến mức vừa túi tiền hơn như Hoya , Marumi , Kenko … cho đến những loại cực kỳ rẻ tiền như Green L , Sakar … Bên cạnh đó là các loại filter ” nhái ” thương hiệu cao cấp nhưng có giá bán rất rẻ .
Có rất nhiều kính lọc CPL giá rẻ thực ra là kính lọc LPL . Để phân biệt , bạn có thể thử bằng cách đơn giản sau :
– Soi kính lọc phân cực vào gương
– Kính lọc CPL khi soi vào gương , hai mặt của nó sẽ cho ra hai hiệu ứng khác nhau , một trong suốt và một tối đen ( như hình 1 và 2 ) . Kính lọc CPL tốt sẽ không bị ám màu .
– Kính lọc LPL khi soi vào gương , hai mặt của nó đều cho ra hiệu ứng trong suốt ( hình 3 và 4 ) . Kính lọc Polariser chất lượng thấp nói chung đều bị ám màu .
Hy vọng thủ thuật nhỏ này sẽ giúp bạn tránh được các loại kính lọc CPL ” dỏm ” .
Theo facebook 7bua