Play the fashionable Aviator game from the famous bookmaker Mostbet and get a dose of adrenaline and unforgettable emotions!

Cách chọn ảnh ngay sau khi chụp

Chọn ảnh ngày sau khi chup xong là một vấn đề của rất nhiều tay máy nghiệp dư và có cả nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, việc chọn ảnh khá quan trọng giúp bạn không bị loạn với đống ảnh sau mỗi lần chụp mà còn giúp bạn tiết kiệm được thời gian và không gian đĩa cứng, dohoafx mời bạn xem bài viết sau

Cách chọn ảnh ngay sau khi chụp

Phải thú thật rằng cái thời tôi chụp ảnh nhiều nhất (phải nói là cuồng) thì sau mỗi lần đi chụp thời trang, ảnh cưới cho khách hay du lịch dài ngày thì việc tôi ngại nhất lúc về nhà là phải… chọn ảnh. Chẳng phải ngại do mất thời gian, vì sửa ảnh còn ngốn quỹ thời gian hơn nhiều. Ngại vì đơn giản là nó… chán quá. Không như việc chỉnh ảnh là phần hoàn thiện cuối cùng của một tầm nhìn ba bước không thể tách rời: lên kế hoạch, chụp ảnh và sửa nên nó rất thú vị. Còn việc chọn ảnh là công đoạn tôi ghét nhất, điều làm nó đáng ghét hơn là vì quan trọng nên ta chẳng thể bỏ nó vào xó mà tặc lưỡi được. Thế nên phàm đã ghét thì người ta sẽ tìm đủ mọi cách rút ngắn để phải làm phần việc này càng nhanh càng tốt mà hiệu quả. Vậy nên sau một thời gian dài nghiền ngẫm kinh nghiệm thì bài viết này ra đời.

Cách chọn ảnh ngay sau khi chụp

1. Chụp ít ảnh đi

Đây là việc đầu tiên tôi nghĩ tới – nghe có vẻ dễ nhưng làm thì chẳng đơn giản chút nào. Chụp ít ảnh đi không có nghĩa là chụp ảnh ít đi mà hãy chụp một cách có chọn lọc. Căn bệnh nan y của nhũng người mới chụp, những gã không chuyên và khách du lịch là cứ chụp ảnh thì giơ máy lên bấm lia lịa mà không suy nghĩ, quan sát. Cơ bản cũng vì kỹ thuật số khiến chúng ta lười hơn, giống như việc giờ đây cần gì thì cứ google là ra thì liệu mấy ai chịu ghi nhớ tích lũy kiến thức vào đầu nữa. Tôi đoán hành trang trong những chuyến du lịch của nhiều người mang về là tập hợp của những tấm ảnh kiểu: nửa cánh cửa cũ kỹ mốc meo của những nhà thờ cổ không rõ hình thù vì có mỗi phần chân trong ảnh, những ngôi nhà xiên xẹo bị cắt một nửa bên này, một nửa bên kia; những tấm ảnh với thùng rác công cộng to gấp mấy lần cái chủ thể chính muốn chụp…. Và tôi cũng khá chắc là bạn cũng sẽ chẳng bao giờ lôi nó ra xem lại lần nữa trừ hôm copy vào ổ cứng và tải lên Facebook cùng hàng trăm bức ảnh xiên xẹo cùng loại – một điều vô ích nốt vì chẳng ai có đủ thời gian để xem hết từng cái. Đơn giản là sau chừng năm cái ảnh là những gã kiên trì nhất cũng phải bỏ cuộc vì nản, trừ khi hắn đang thích bạn và rình mò Facebook để thu thập thông tin.

Vậy phải làm thế nào? Tất nhiên bạn chỉ chụp ảnh chơi vui thì chẳng cần phải tìm hiểu gì quá cao siêu nhưng nghiên cứu những cái cơ bản nhất cũng không chết ai – đó là một cách tiếp cận đúng đắn khi làm bất cứ việc gì. Đọc và tự học một chút về bố cục, ánh sáng, màu sắc, tương phản, đường nét… Lên kế hoạch cụ thể và kỹ càng cho những buổi chụp ảnh hay những nơi cần đến khi du lịch. Tôi luôn tin rằng kể cả trong nghệ thuật sự ngẫu hứng chỉ đến từ những con người có khả năng làm việc khoa học.

Cách chọn ảnh ngay sau khi chụp

2. Loại trừ ảnh trùng lặp

Đừng tiếc. Tôi biết là sẽ rất khó khăn và đau lòng khi xóa vài tấm ảnh đẹp gần giống nhau. Tôi đồng cảm với bạn lắm vì tôi đã từng trải qua tâm trạng như vậy, nhưng chúng ta sẽ chẳng cần đến mười bức ảnh na ná nhau về ánh sáng, góc chụp và pose đâu. Tất nhiên một khi đã làm quen được với việc chụp ít đi ta sẽ không có nhiều ảnh trùng lặp, nhưng vẫn có lúc do điều kiện và yêu cầu của bức ảnh mà tôi vẫn phải chụp liên tiếp hàng chục ảnh liên tiếp để lấy được khoảnh khắc chuẩn nhất. Một khi đã chọn được tấm mình cần, bạn có thể xóa những ảnh thừa đi. Đến đây có bạn sẽ hỏi tôi rằng nhỡ chưa quyết định được chắc chắn, lúc sau lại đổi ý chọn một trong những ảnh đã bị xóa thì sao? Trong những trường hợp như này tôi thường xem tất cả ảnh từ đầu đến cuối lướt một lượt, lấy giấy bút ra và đánh dấu những bức ảnh mình thích nhất rồi tiếp tục lặp lại công đoạn đó ở những phần ảnh khác. Ví dụ tôi có mười tấm ảnh chụp liên tiếp khá giống nhau, tôi sẽ ghi lại đại loại như: thích kiểu pose ở ảnh A nhất, thích góc ảnh B nhất, thích biểu cảm mặt ảnh C nhất, thích tạo dáng tay ảnh D nhất… Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau khi xem kỹ vài lần để đảm bảo sự khách quan, thậm chí khi cần (điều mà tôi làm khá thường xuyên): ghép những chi tiết tôi thích nhất ở các ảnh vào làm một.

Đừng để thư mục ảnh của bạn lên đến hàng chục, hàng trăm Gb mới bắt đầu dọn dẹp vì khi đó, bạn sẽ chẳng muốn làm đâu.

ATN1403_M

3. Biết mình muốn gì

Mỗi người có một cách nhìn nhận về nghệ thuật và cái đẹp khác nhau vì nhiếp ảnh cũng như nhiều bộ môn nghệ thuật khác mang tính chủ quan hết sức cao. Có thể ảnh này đẹp với tôi nhưng xấu với người khác và ngược lại. Nhưng sau nhiều năm suy ngẫm về vấn đề này thì tôi nhận ra rằng, người ta vẫn có thể nhận định và đánh giá nhiếp ảnh một cách khách quan được. Nhìn một tấm ảnh cho dù hoàn toàn không hợp gu và sở thích của tôi nhưng tôi vẫn có thể khẳng định nó đẹp và tôn trọng người chụp vì những công sức và kỹ thuật mà họ đã bỏ ra chứ không khẳng định ngay nó xấu, hoặc có những tấm ảnh không hoàn hảo kỹ thuật nhưng tôi vẫn thích vì giá trị nội dung và cảm xúc quá sâu nặng. Tốt nhất là khi ta hướng đến là một sự cân bằng nhất định giữa kỹ thuật và cảm xúc/nội dung, nhưng cái đấy đi kèm tài năng, kinh nghiệm và nhiều yếu tố khách quan khác. Đôi khi ta vẫn phải chịu thỏa hiệp để chọn lấy một khía cạnh tốt nhất.

Bạn sẽ biết mình muốn gì ở những tấm ảnh mình chụp, cái đấy không khóa học workshop hay quyển sách của nhiếp ảnh gia nổi tiếng nào có thể giúp được. Có những tấm ảnh khá được, nhưng dính lỗi kỹ thuật quá nặng thì cũng phải mạnh tay ấn xóa trước khi ngồi đấy tiếc nuối và đấu tranh tư tưởng. Có những tấm ảnh lỗi kỹ thuật vừa vừa – hãy để hiểu biết và bản năng của mình quyết định xem có khắc phục được trong giai đoạn hậu kỳ hay không, có đáng để bỏ thời gian ra không. Và cũng có những tấm ảnh có lỗi kỹ thuật sờ sờ trước mắt (bố cục, sắc nét…) nhưng tôi sẽ không cần đến năm giây để quyết định giữ nó vì tôi biết đó là những viên ngọc quý chưa được mài giũa.

ATN0359_W

4. Tiểu tiết là tất cả

Trong nhiếp ảnh, sự chú ý đến những tiểu tiết người bình thường hay bỏ qua là tất cả. Tiểu tiết là điều làm nên khác biệt giữa một bức ảnh đẹp và một bức ảnh hoàn hảo, giữa một nhiếp ảnh gia giỏi và một thiên tài. Có những kẻ may mắn vốn sinh ra đã được trời phú cho khả năng này, nhưng chúng ta – những gã tầm thường của gần sáu tỷ sự tầm thường vẫn có thể học và luyện tập bằng mồ hôi và nước mắt để tiến bộ!

Giống như một người chơi đàn, họ sẽ nghe nhạc của những nhạc công lớn để luyện cho tai mình trở nên nhạy bén, chúng ta cũng cần phải thường xuyên tôi luyện cho vũ khí quan trọng nhất của một người chụp ảnh: đôi mắt. Nghiên cứu tranh của các bậc thầy, xem những bộ phim thời xưa, học cách đọc ảnh các nhiếp ảnh gia lớn… bạn sẽ thấy mình tiến bộ một cách không ngờ. Nhưng xem là chưa đủ, quan trọng là bản thân mỗi người có khả năng tiếp thu và ứng dụng vào mình được bao nhiêu. Mỗi lần chụp ảnh, hãy ngẫm nghĩ và chụp thật chậm thôi, để ý đến tất cả mọi thứ trong khung hình của mình: từng vết xước trên tường, từng vết nhăn trên quần áo, từng tiểu tiết có thể làm mắt người xem sao nhãng khỏi nội dung mình muốn truyền tải, từng màu sắc bản thân có thể kiểm soát, từng góc khác nhau mang lại ánh sáng khác nhau như thế nào….
Chụp ảnh một cách từ tốn như đang nghe một bản nhạc, đọc một cuốn sách hay (trừ khi bạn chụp ảnh thể thao hay đại loại thế) – để nó thấm vào mình sẽ rút ngắn được thời gian chọn ảnh rất rất nhiều, và còn lợi ích lớn hơn thế nữa.

8695890208_1dba968618_o

5. Chọn ảnh phản chiếu phong cách của bạn

Không có ai chụp ảnh giống nhau cả vì mỗi người có cá tính, gu thẩm mỹ và những kinh nghiệm sống muốn áp đặt vào ảnh mình hoàn toàn riêng biệt. Ngay cả tại những workshop chụp ảnh, tất cả học viên sử dụng cùng một người mẫu được trang điểm, ăn mặc tại địa điểm giống nhau thì ảnh của từng người vẫn khác. Hoặc giả như bây giờ cho tôi lên núi, dùng đúng cái máy Ansel Adams đã dùng, canh đúng thời điểm tấm phong cảnh ông đã chụp thì ảnh của tôi cũng sẽ không bao giờ được như của ông.

Chụp đẹp theo kiểu ai cũng làm rồi thì cũng chẳng làm bạn nổi bật lên được. Hoặc là bạn chụp những cái mới chưa ai chụp, hoặc bạn chụp những cái cũ nhưng theo cách riêng độc nhất vô nhị của mình. Đặt con người thật của mình vào đó và biến hóa, đừng giả tạo, đừng phô diễn, đừng khoa trương. Chỉ có thể mới làm khán giả đồng cảm với những cảm xúc của chính mình. Có phong cách tự nhiên khi làm việc, bạn sẽ biết chọn lựa ra những gì phù hợp và phản chiếu đúng hình ảnh của mình. Còn nếu không, mỗi lúc khác nhau bạn sẽ lại băn khoăn loay hoay tìm một phong cách khác nhau, không ổn định mà nhạt nhòa.

Cách chọn ảnh ngay sau khi chụp  Theo mannup.vn – anhtunguyen.com

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.