Play the fashionable Aviator game from the famous bookmaker Mostbet and get a dose of adrenaline and unforgettable emotions!

Nói về độ phân giải của ống kính

Độ phân giải của ống kính

Nói về độ phân giải của ống kính

Theo 7bua , đối với đa số người chụp ảnh , độ phân giải của ống kính là một thứ khá vô nghĩa , chẳng đáng để quan tâm . Mặc dù vậy , do cũng có không ít người hứng thú với đề tài này , 7bua xin được trình bày đôi nét về nó :

– Tuy độ phân giải lý thuyết của một ống kính có thể tính được bằng công thức , nhưng trong thực tế không có ống kính nào đạt đến mức đó cả . Và những con số mà bạn thấy là độ phân giải tổng hợp của cả hệ thống hình ảnh chứ không phải chỉ của riêng ống kính .

– Độ phân giải chỉ thể hiện được ” số chi tiết ” mà ống kính có thể phân biệt được , chứ không cho biết ” số chi tiết ” đó có sắc nét ( tương phản cao ) hay không . Nhiều ống kính bạn nhìn vào thấy rất sắc nét thực ra lại có độ phân giải không cao , và ngược lại , nhiều ống kính có độ phân giải cao bạn nhìn vào lại thấy khá mờ mịt .

– Độ phân giải của ống kính lúc trước được tính bằng lp/mm ( line pairs per milimetre – đôi hàng / mm ) , sau này thường được tính bằng lp/ph ( line pairs per picture height – đôi hàng / chiều cao của ảnh ) = lp/mm x chiều cao của cảm biến . Điều đó có nghĩa là , cùng một ống kính , khi gắn lên máy fullframe sẽ cho số lp/ph cao hơn so với khi gắn lên máy APS-C .

– Hiện nay , để đo đạc độ phân giải của ống kính , người ta thường chụp một cái bảng mục tiêu như trong ảnh minh họa , rồi dùng phần mềm đọc cái bảng đó để biết được độ phân giải của ống kính tại các vị trí trong ảnh . Bạn cũng có thể đoán được rằng , do độ phân giải của ống kính không đồng đều từ tâm ra rìa , từ trái qua phải , nên các vị trí trong ảnh sẽ cho ra những con số khác nhau . Các kết quả mà bạn thấy chỉ là giá trị trung bình của những con số này .

– Như đã nói ở trên , độ phân giải mà bạn thấy là độ phân giải tổng hợp của cả một hệ thống hình ảnh , bao gồm ống kính , cảm biến và nhiều thứ linh tinh khác như lớp kính lọc mờ khử răng cưa . Điều đó có nghĩa là , cùng 1 ống kính , máy ảnh có cảm biến độ phân giải cao hơn sẽ cho ra kết quả cuối cùng cao hơn , như Canon 5D3 ( 22 Mpx ) với Nikon D800 ( 36 Mpx ) chẳng hạn . Bên cạnh đó , như trường hợp của Canon 5Ds và 5Dsr hay Nikon D800 và D800E , cùng ống kính , cùng cảm biến , nhưng khác nhau về lớp kính lọc mờ khử răng cưa cũng dẫn đến những kết quả chênh lệch khác nhau .

– Do khoảng cách từ bảng mục tiêu đến máy ảnh thường được giữ cố định , trong khi độ phân giải của ống kính thay đổi theo từng khoảng cách lấy nét – có ống kính nét ở vô cùng nhưng kém ở cực cận , và ngược lại , nét ở cực cận nhưng kém ở vô cùng . Điều đó có nghĩa là , những con số thu được từ việc chụp bảng mục tiêu sẽ chỉ đại diện cho một phần rất nhỏ về độ phân giải thực tế của ống kính .

– Các con số về độ phân giải không cho biết được những tiêu chí quan trọng khác của chất lượng ống kính như màu sắc ( độ bão hòa màu ) , độ tương phản , bokeh , các hiện tượng quang sai …

Nói tóm lại , theo 7bua , tốt nhất là bạn chẳng cần quan tâm đến độ phân giải của ống kính làm gì . Còn nếu bạn vẫn băn khoăn , bạn chỉ cần biết một điều thôi : hai máy ảnh cùng kích cỡ cảm biến thì ống kính bất kỳ gắn vào máy nào có độ phân giải cao hơn sẽ luôn cho ảnh chi tiết hơn

 

Theo 7bua

You may also like...

1 Response

  1. chốt 1 câu ” tốt nhất là bạn chẳng cần quan tâm đến độ phân giải của ống kính làm gì ” vkl, nhảm thặc

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.