Bàn tay trái và quy tắc dùng tay trái trong nhiếp ảnh
Bài viết này sẽ không đưa mọi người quay về tiết học vật Lý thời cấp hai với những định luật, qui tắc khô khan. Những kinh nghiệm căn bản để giúp bạn chụp hình thoải mái hơn, thuận tiện hơn. Có những khi đi chụp, chúng ta ít để ý tới những việc nho nhỏ, chỉ chực chờ bấm máy để sáng tác. Nhưng đôi khi, chỉ cần đúc kết một ít kinh nghiệm thì việc tận hưởng sáng tác sẽ thích thú hơn nhiều. Hiện nay, số lượng người thuận tay phải chiếm đa số, do đó các hãng sản xuất đã ưu ái thiết kế nút chụp, nút xoay chỉnh thong số sang tay phải để thuận tiện. Vậy còn bàn tay trái có giúp gì cho việc chụp ảnh? Xin thưa, rất quan trọng đấy. Bài viết sẽ liệt kê từ lúc bắt đầu buổi chụp với qui tắc bàn tay trái:
1. Đo sáng
Đo sáng dường như là công việc của máy ảnh? Đúng vậy, nhưng trong một ngày đầy mây, chúng ta không thể xác định nguồn sang ở đâu? Và thế nào để có bóng đổ để nổi khối nhân vật? Chúng ta sẽ bắt những cô mẫu xinh đẹp xoay hết hướng này đến hướng nọ để tìm ánh sang thích hợp. Việc này sẽ làm mẫu nhanh mệt và khó hợp tác, tâm trạng diễn sẽ giảm nhanh và khó có hình đẹp. Việc đơn giản là đưa bàn tay trái ra, xoay theo các hướng khác nhau. Đảm bảo rằng, các bạn sẽ nhận thấy có hướng sang hơn (như trong hình).
(Trong hình, khi bàn tay hướng sang phải sẽ sang hơn khi hướng sang trái, rõ rang trong ngày âm u ta vẫn xác định nguồn sang dễ dàng)
Lúc này, ta sẽ dễ dàng sắp đặt hướng máy cũng như hướng mẫu để chụp. Và nếu tinh mắt hơn, các bạn sẽ thấy bóng đổ giữa các kẽ tay (như trong hình) để biết hướng nào có nhiều bóng đổ và quyết định chụp.
(Quan sát kĩ phần bóng đổ trên các kẽ tay, xoay bàn tay để tìm ra hướng bóng đổ tốt nhất)
Thật đơn giản cho ánh sang trong ngày âm u, phải không?
2. Mở và cất nắp ống kính
Nắp ống kính (cap) thường rất dễ mất sau những phút giây mê mệt với con art làm quên đi chúng ta đã vất nó ở đâu. Thật đơn giản, tay phải đã cầm máy, thì đương nhiên tay trái sẽ làm nhiệm vụ mở nắp ống kính, do đó, ta luôn thuận nên thuận tay cho nắp vào túi quần bên trái. Luôn tập động tác này, đừng thuận tay trái mà vất lên bàn, vất ra bãi cỏ để rồi về nhà phải mua cap mới. Có nhiều bạn đọc đến đây sẽ cười, nhưng hãy tin rằng đã có rất rất nhiều người giữ được nắp khi tập thói quen này với bàn tay trái.
(mở nắp ống kính bằng tay trái)
(và chon ngay vào túi quần bên trái)
3. Đo cân bằng trắng
Khi chụp chân dung, cân bằng trắng rất quan trọng để cho ra màu da ưng ý. Ở đây, bài viết nhấn mạnh rằng màu da ưng ý chứ không phải màu da đúng. Khi chụp, chúng ta thường đưa máy lên chụp mẫu, xong lại xem hình. Thấy màu da chưa đúng, chúng ta lại chỉnh, đưa lên chụp lại, và rồi lại chỉnh đến khi ưng ý. Việc làm này làm cho mẫu phải chờ khá lâu, gây ảnh hưởng đến cảm xúc diễn. Việc làm đơn giản là chúng ta ngửa long bàn tay trái ra (vì phần da trong của tay thường sáng trắng tương đương da mặt) chụp và cân bằng trắng cho tốt trước khi chụp.
(Trong hình, người viết bài thấy màu da tay trắng hồng khoẻ mạnh, đã ưng ý và sẵn sang chụp)
Đơn giản phải không ạ?
4. Tư thế cầm máy
Tư thế cầm máy thật sự rât quan trọng để chúng ta không bị mỏi khi chụp với những ống kính dài và nặng. Bàn tay phải trong tình huống này được rảnh rang để bấm máy cho những khoảnh khắc đẹp. Do đó, toàn bộ khối lượng của ống kính và máy dồn vào tay trái. Để khối lượng máy này được vững tránh những rung động máy, tay trái cặp sát sườn tạo một thế toàn bộ khối lượng máy trên mu thịt phía trong của bàn tay. Còn lại, các ngón tay thoải mái nhẹ nhàng trong việc chỉnh zoom hay mở flash (theo máy) hay nhấn nút xem lại độ sâu trường ảnh
Đối với những ống kính rất lớn, buộc phải để máy trên tripod hay monopod. Đây là cách tay trái làm việc với những ống kính lớn
5. Kiểm tra độ sâu trường ảnh trước khi chụp.
Hiện nay, hầu hết các máy DSLR đều trang bị nút xem trước độ sâu trường ảnh trước khi chụp trên máy. Và tay trái ma thuật sẽ đảm đương việc thể hiện độ sâu trường ảnh giúp chúng ta
Hy vọng rằng, những kinh nghiệm nho nhỏ này sẽ giúp bàn tay trái của chúng ta hữu ích hơn trong việc chụp ảnh.
Nguồn : học viện EOS