Play the fashionable Aviator game from the famous bookmaker Mostbet and get a dose of adrenaline and unforgettable emotions!

Đánh giá NVIDIA Quadro K5000 , card đồ họa chuyên dùng cao cấp

NVIDIA Quadro K5000 | Nếu bạn là một người chuyên làm thiết kế đồ họa với những ứng dụng phần mềm đòi hỏi hiệu suất cực cao cho các phần mềm như 3D , dựng phim thì NVIDIA Quadro K5000 là một sản phẩm bạn nên xem qua

1. Giới thiệu sản phẩm:

Nói đến dòng sản phẩm NVIDIA Quadro, ắt hẳn sẽ không xa lạ gì nếu bạn làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, biên tập phim ảnh chuyên nghiệp. Bài viết này sẽ giới thiệu đến độc giả một sản phẩm thuộc dòng Quadro của NVIDIA, đó chính là NVIDIA Quadro K5000. Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối bởi Anh Đức JSC (FASTEST).

Đây là dòng card chuyên dụng mà NVIDIA muốn hướng tới những người dùng chuyên nghiệp, nhu cầu xử lý công việc với mức độ phức tạp, khối lượng công việc lớn. NVIDIA Quadro K5000 lý tưởng cho những ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp như chỉnh sửa video, chỉnh sửa màu, thiết kế, render hình ảnh 3D…

Bài viết này sẽ tập trung nhấn mạnh vào các cải tiến của Quadro K5000 so với người anh em trước đó Quadro 5000. Ngoài việc giới thiệu hình ảnh, chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm và đánh giá kết quả thu được.

2. Thông tin chi tiết

2.1 Thiết kế sản phẩm chính

Không như những dòng sản phẩm Quadro trước đây, Quadro K-series có thiết kế hộp khá đơn giản với một phần sản phẩm trên nền đen và một số thông tin rút gọn về sản phẩm.

 Mặt trước vỏ hộp Quadro K5000

Mặt sau vỏ hộp Quadro K5000

Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối bởi Anh Đức – FASTEST

Mặt trước card NVIDIA Quadro K5000

NVIDIA Quadro K5000 có kích thước lớn, tương đương những dòng sản phẩm cao cấp thuộc phân khúc game là GeForce với quạt tản nhiệt kiểu lồng sóc cùng bộ tản nhiệt quen thuộc từ NVIDIA.

 

Mặt đứng card NVIDIA Quadro K5000

Mặt lưng card NVIDIA Quadro K5000, mặc dù có thông số tương đương CUDA tương đương GeForce GTX 680 nhưng có thiết kế board ngắn

Cận cảnh mặt lưng của card, NVIDIA Quadro K5000 sử dụng các chip nhớ GDDR5 từ Samsung với tổng dung lượng 4GB GDDR5.

Một điểm đáng chú ý với dòng sản phẩm này đó chính là không sử dụng các chip nhớ thường mà nó được trang bị thêm tính năng ECC (Error Correction Code) một tính năng mà chúng ta chỉ có thể thấy khi sử dụng các hệ thống server/workstation. Việc ứng dụng bộ nhớ có tính năng này sẽ đảm bảo công việc cho các thiết kế/biên tập viên an toàn hơn trong việc thực thi các tập tin lớn cũng như đảm khả năng vận hành trơn tru của cả hệ thống khi kết hợp cùng các workstation chính thống.

 

Các cổng giao tiếp gồm 2 cồng DVI, 2 cồng HDMI

 

Giao tiếp SDI/G-Sync mở rộng trích xuất nội dung số từ các thiết bị bên ngoài.

 

 

NVIDIA Quadro K5000 chỉ cần 1 đầu 6-pin để cấp nguồn cho sản phẩm

2.2 Phụ kiện kèm theo

 

Phụ kiện đơn giản gồm có:

–          Cáp chuyển đổi DisplayPort -> DVI

–          Đầu chuyển DVI -> D-Sub

–          CD-Driver và Quick User Guide.

 

2.3 Thông số kỹ thuật

 

3. Đánh giá hiệu năng

3.1 Hệ thống thử nghiệm

 

3.2 Các thử nghiệm lý thuyết

* GPU-Z:

* Specviewperf 12:

Sử dụng công cụ benchmark như Specviewperf 12 để đánh giá nhanh hiệu năng của NVIDIA Quadro K5000.

Giới thiệu sơ lược về Specviewperf 12: Đây là công cụ đánh giá hiệu năng các sản phẩm Professional Graphics Card trong khả năng dựng và hiển thị các mô hình thiết kế từ các ứng dụng phổ biến như Catia, PTC Creo, Autodesk Maya, Dassault Systems Solidworks. Specviewperf 12 mô phỏng việc dựng hình và lệnh thực thi giống như các ứng dụng thực tế nên kết quả thu được có độ chính xác cao. Do dòng sản phẩm Quadro không chỉ sử dụng cho thiết kế đồ họa, mà nó còn dung trong các lĩnh vực khác như nghiên cứu khoa học, phân tích dữ liệu nên trong Specviewperf 12 cũng có thêm phần đánh giá hiệu năng trong việc tái tạo hình ảnh dùng trong y tế và các ngành khác…

4 Kết luận

Chúng ta đã biết NVIDIA là một thương hiệu thống lĩnh trong việc sản xuất ra các loại card đồ họa chuyên dụng từ trước đến nay. Tuy vậy, NVIDIA không ngủ quên với vòng nguyệt quế, mà họ luôn có xu hướng tiếp tục nghiên cứu, giới thiệu đến người dùng những công nghệ mới, các thông số và hiệu suất cũng được cải thiện tốt hơn. Card đồ họa NVIDIA Quadro K5000 mà chúng tôi mới thử nghiệm cũng là một ví dụ điển hình cho xu hướng đó. Nó có thể thay thế cho Quadro 5000 với hiệu suất làm việc nhanh hơn khoảng 35% (4 GB GDDR5 so với 2.5 GB GDDR5, băng thông bộ nhớ 173GB/s so với 120GB/s), mang lại lợi ích kinh tế hơn khoảng 20% (điện áp 122W so với 150W, xuất được 4 màn hình so với 2 màn hình…) và một số lợi ích khác.

Chip GK104 được sử dụng phổ biến trong các card cho chơi game, tuy nhiên với Quadro K5000 nó được thiết kế hoàn hảo hơn cho các sản phẩm đồ họa chuyên nghiệp. NVIDIA không chỉ tái xử dụng cấu trúc đồ họa của card chơi game mà còn tối ưu hóa nó cho đồ họa chuyên dụng với các cải tiến như sau:

Trước hết, họ đã thay đổi power profile và clock rates làm cho hiệu quả làm việc của Quadro K5000 cao hơn thế hệ trước.

Thứ 2: card đồ họa chuyên dụng kèm với bộ nhớ trong GDDR5 với dung lượng bộ nhớ lớn, vì vậy nó có thể dễ dàng xử lý các mô hình đồ họa phức tạp và kết cấu chất lượng cao.

Thứ 3: các dòng Quadro có tính năng CAD/CAM/CAE driver được tối ưu hóa cho các ứng dụng chuyên ngành.

Và cuối cùng, Quadro K5000 hỗ trợ tốt cho công nghệ Maximus (NVIDIA đã giới thiệu công nghệ này vào ngày 15/11/2011), vì vậy nó có thể kết hợp với card Tesla và tương thích với công nghệ Mosaic (cho phép xuất ra nhiều màn hình cùng 1 lúc).

Chúng ta có thể thấy rằng NVIDIA Quadro K5000 là card đồ họa lý tưởng cho các ứng dụng chuyên ngành như biên tập video, phức hợp (compositing), sửa màu (color correction), ảo hóa thiết kế (design visualization) và render 3D. Nó là sự thành công của NVIDIA, tuy nhiên dường như chưa hài lòng với những gì đạt được, họ còn muốn tạo ra các dòng mới với chức năng cải thiện tốt hơn và các thông số “khủng” hơn. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ đề cập đến Card đồ họa mạnh nhất hiện nay: NVIDIA Quadro K6000.

Theo fastest.com.vn

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.