Play the fashionable Aviator game from the famous bookmaker Mostbet and get a dose of adrenaline and unforgettable emotions!

Những câu chuyện có thật của bộ ảnh “Những đứa trẻ hoang dã”

“Feral Children” (tạm dịch: Những đứa trẻ ở nơi hoang dã) là dự án mới nhất của Julia Fullerton-Batten, nhà nhiếp ảnh người Đức hiện đang sống tại Luân Đôn. Những bức ảnh này đã đem đến cái nhìn u ám hơn về cuộc sống kì lạ của những đứa trẻ nơi đây. Fullerton-Battern bắt đầu nổi tiếng sau khi cho ra đời bộ sưu tập “Teenager Stories” (Những câu chuyện về trẻ vị thành niên), mô tả quá trình chuyển tiếp từ giai đoạn vị thành niên sang phụ nữ.

Fullerton-Battern trả lời với trang Feature Shoot rằng tác phẩm “The Girl With No Name”  đã truyền cho tôi cảm hứng tìm kiếm nhiều hơn về thông tin của những đứa trẻ sống ở nơi hoang dã. Tôi đã tìm thấy rất nhiều trường hợp như vậy. Vài trường hợp là kết quả từ việc bị lạc, bị thú hoang bắt, hay nghiêm trọng hơn là bị bố mẹ từ bỏ, thờ ơ. Những trường hợp này vẫn còn tồn tại trên 4 châu lục.

Cô bé người sói (Lobo Wolf Girl), Mexico, 1845-1852

rgb.vn_nhung-dua-tre-hoang-da_01

Năm 1845, người ta nhìn thấy một cô gái đang chạy bằng 4 chi cùng với bầy sói, đang tấn công bầy dê. Một năm sau đó, cô được trông thấy cùng bầy sói ăn thịt một con dê. Cô bị bắt lại nhưng sau đó đã trốn thoát. Năm 1852, cô lại được trông thấy khi đang cho 2 chú sói con bú, nhưng cô đã nhanh chóng chạy vào rừng. Từ đó, người ta không còn trông thấy cô nữa.

Oxana Malaya, Ukraine, 1991

rgb.vn_nhung-dua-tre-hoang-da_02

Oxana đã được tìm thấy khi đang sống trong chuồng chó vào năm 1991. Cô bé 8 tuổi đã phải trải qua 6 năm sống cùng bầy chó. Bố mẹ cô đều là những kẻ nghiện rượu, vào một đêm, họ bỏ rơi cô ở bên ngoài. Để tìm kiếm chỗ ngủ ấm áp, cô bé 3 tuổi đã bò vào bên trong chuồng chó của trang trại và cuộn mình ngủ trong bầy chó lai. Có lẽ hành động đó đã cứu được mạng sống cô bé trong đêm lạnh. Khi được tìm thấy, cô đã có thái độ cư xử giống như loài chó hơn là con người. Cô chạy bằng 4 chi, thè lưỡi, nhe răng và sủa như loài chó. Bởi vì thiếu sự giao tiếp với con người nên cô bé chỉ có thể biết được 2 từ “yes” và “no”.

Phương pháp trị liệu chuyên sâu đã giúp Oxana học những kĩ năng xã hội và giao tiếp  cơ bản, nhưng chỉ với khả năng của 1 đứa trẻ lên năm. Hiện tại, cô đã 30 tuổi và đang sống tại bệnh viện ở Odessa và chịu trách nhiệm cho việc trông nom, chăm sóc những loài động vật trang trại của bệnh viện.

Shamdeo, India, 1972

rgb.vn_nhung-dua-tre-hoang-da_03

Shamdeo là một cậu bé khoảng 4 tuổi, được tìm thấy trong khu rừng ở Ấn Độ vào năm 1972. Lúc đó, cậu đang chơi đùa cùng với bầy sói con. Cậu có làn da rất tối, hàm răng nhọn, móng vuốt dài, mái tóc rối và nhiều vết chai trong lòng bàn tay, cùi chỏ và đầu gối. Cậu thích bắt gà, ăn đất và khao khát máu tươi. Cậu bé đã có mối liên kết rõ ràng với bầy sói.

Cuối cùng, cậu bé cũng đã từ bỏ được thói quen ăn thịt sống và không nói chuyện, và học được vài ngôn ngữ cử chỉ. Năm 1978, cậu được nhận vào trung tâm giáo dưỡng Teresa, nơi dành cho những hoàn cảnh nghèo khổ, cơ cực ở Lucknow. Tại đây, cậu được đổi tên lại thành Pascal. Cậu mất vào tháng 2/1985.

Prava (Cậu bé người chim – The Bird Boy), Nga, 2008

rgb.vn_nhung-dua-tre-hoang-da_04

Prava là một cậu bé 7 tuổi, được tìm thấy trong một căn hộ nhỏ với 2 phòng ngủ. Cậu sống cùng với bà mẹ 31 tuổi, tuy nhiên cậu lại bị giam trong căn phòng với toàn lồng chim, cùng với hàng chục con chim, thức ăn và phân động vật. Bà ta đối xử với chính con trai mình như những con thú cưng khác. Mặc dù bà ta không đánh đập hay bỏ đói cậu bé, nhưng bà lại không bao giờ trò chuyện với cậu. Bởi vì cậu chỉ giao tiếp với lũ chim, nên cậu bé không thể nói mà chỉ có thể kêu chiêm chiếp như loài chim. Và cậu cũng không lí giải được hành động vẫy cánh tay và bàn tay như loài chim của mình.

Cậu bé được mẹ đứa tới trại chăm sóc trẻ em,  nhưng sau đó Prava đã được chuyển tới trung tâm điều trị tâm lý học, nơi mà các bác sĩ đang cố gắng phục hồi về mặt tâm lý cho cậu.

Marina Chapman, Colombia, 1959

rgb.vn_nhung-dua-tre-hoang-da_05

Marina bị bắt cóc tại một ngôi làng hẻo lánh ở miền nam nước Mĩ vào năm 1954. Lúc đó, cô bé chỉ mới 5 tuổi và bọn bắt cóc đã bỏ cô lại trong rừng sâu. Trước khi được tìm thấy bởi nhóm thợ săn, cô bé đã trải qua 5 năm sống với bầy khỉ thuộc loài capuchin. Lũ khỉ cho cô ăn quả mọng, rễ cây và chuối để sống, ngủ trong những hốc cây và di chuyển bằng 4 chi như chúng. Một lần cô bé ăn nhầm phải thức ăn có độc, con khỉ già trong đàn đã dẫn cô bé tới 1 hồ nước, giúp cô uống thật nhiều nước để tống chất độc ra, sau đó cô bé đã dần hồi phục. Lũ khỉ đối xử với cô bé rất tốt, chúng dạy cho cô cách leo cây và phân biệt loại thức ăn không có độc. Cô được đặt trên những cành cây, chơi đùa và chải lông cùng với lũ khỉ.

Khi mà nhóm thợ săn giải thoát cho cô bé, cô đã hoàn toàn mất khả năng giao tiếp bình thường. Chúng đã bán cô vào trong nhà thổ, sau đó cô đã tìm cách trốn thoát và sống lang thang trên đường. Sau đó, cô bị bắt làm nô lệ cho một gia đình mafia. Nhờ sự giúp đỡ của bà hàng xóm, cô được cứu thoát và gửi tới sống cùng vợ chồng cô con gái của người này ở Bogota. Cô được họ nhận làm con nuôi và sống cùng 5 đứa con của họ. Khi cô lớn, cô được những thành viên trong gia đình giao nhiệm vụ trông coi nhà cửa và bảo mẫu. Đến năm 1977, gia đình này chuyển tới vùng Bradford, Yorksire ở Anh và cô vẫn sống ở đó cho tới tận bây giờ. Sau đó, cô kết hôn và có vài người con. Cô cùng con gái của mình là Vanessa James, đồng tác giả của quyển sách kể về những trải nghiệm ở nơi hoang dã, với tựa đề “The Girl With No Name”.

Madina, Nga, 2013

rgb.vn_nhung-dua-tre-hoang-da_06

Madina sống với bầy chó từ khi sinh ra cho tới khi cô bé lên 3 tuổi. Cô bé chia sẻ thức ăn cùng bầy chó, chơi đùa và ngủ với chúng khi tới mùa đông lạnh lẽo. Khi các nhà hoạt động xã hội tìm ra cô bé vào năm 2013, cô hoàn toàn trần như nhộng, đi bằng bốn chi và gầm gừ như loài chó. Cha của Madina đã bỏ cô ngay từ khi mới lọt lòng, còn bà mẹ 23 tuổi của cô là một kẻ nghiện rượu nặng. Bà ta thường xuyên say xỉn trong khi trông nom cô bé và thường bỏ đi không lí do. Bà ta cũng thường hay tụ tập những kẻ nghiện rượu trong vùng tới nhà. Bà mẹ độc ác ngồi trên bàn ăn uống và nhìn đứa con gái của mình đang gặm xương trên nền đất cùng lũ chó. Madina đã từng bỏ chạy khỏi khu vực vui chơi khi mà bà mẹ nổi cơn giận dữ, nhưng những đứa trẻ trong vùng lại xua đuổi vì cô bé gần như không biết nói và sẵn sàng đánh nhau với bất cứ ai. Do đó, lũ chó chính là người bạn duy nhất và tốt nhất đối với cô bé.

Các bác sĩ đã báo cáo rằng mặc dù trải qua những điều tồi tệ như vậy, cô bé vẫn hoàn toàn khỏe mạnh về mặt tinh thần lẫn thể chất. Đây có lẽ là cơ hội tốt để cô bé quay trở lại cuộc sống bình thường khi mà cô dần học được cách giao tiếp với đám bạn cùng tuổi.

Genie, USA, 1970

rgb.vn_nhung-dua-tre-hoang-da_07

Khi Genie chỉ mới là đứa trẻ biết đi thì cha cô bé đã quyết định làm mọi cách ngăn cản sự phát triển của cô. Ông ta trói cô trên chiếc ghế dùng để đi vệ sinh và đặt nó trong một căn phòng nhỏ. Cô bé đã sống trong cảnh biệt giam tới hơn 10 năm và phải ngủ trên ghế. Năm 1970,  khi cô được 13 tuổi thì cô và mẹ nhận được sự giúp đỡ từ dịch vụ cộng đồng dành cho trẻ em và nhận được sự quan tâm từ các nhà hoạt động xã hội. Cô không còn phải sống sự cô lập nữa nhưng cô bé di chuyên rất kì lạ, như 1con thỏ. Cô không thể nói hay tạo ra bất cứ âm thanh gì, chỉ liên tục ngồi xổm và cào vào mình. Cô đã trở thành vật nghiên cứu của các nhà khoa học qua nhiều năm. Dần dần Genie đã có thể phát âm được vài từ nhưng gặp khó khăn trong việc sắp xếp chúng một cách đúng ngữ pháp. Cô cũng đã đọc được vài bài đọc đơn giản và phát triển được hành động ứng xử hạn chế của mình. Có lần cô quay trở lại sống cùng mẹ của mình, nhưng chỉ trong thời gian ngắn cô đã được đưa tới nhiều trại nuôi dưỡng, bị đánh đập và quấy rối tình dục. Khi mà Genie quay trở về bệnh viện nhi, nơi mà phát hiện ra cô bé đã hoàn toàn quay lại thời kì ban đầu, khi mà cô không biết nói từ nào. Tài trợ cho việc điều trị và nghiên cứu của Genie đã bị dừng lại vào năm 1974. Sau đó, không ai biết chuyện gì đã xảy ra với cô bé cho đến khi nhà điều tra viên cá nhân đưa cô tới trung tâm điều trị cá nhân dành cho những người chậm phát triển về mặt tinh thần.

Cậu bé người báo (The Leopard Boy), Ấn Độ, 1912

rgb.vn_nhung-dua-tre-hoang-da_08

Năm 1912, một cậu bé đã bị con báo cái bắt đi khi cậu chỉ mới 2 tuổi. Ba năm sau đó, một thợ săn đã giết con báo cáo và tìm thấy 3 con báo con, 1 trong số đó là cậu bé hiện giờ đã 5 tuổi. Cậu đã được trả về cho gia đình ở ngôi làng nhỏ tại Ấn Độ. Khi được tìm thấy, cậu chỉ có thể ngồi xổm và chạy trên 4 chi với tốc độ nhanh như 1 người lớn chạy ở tư thế thẳng đứng. Đầu gối cậu chi chít những vết chai, ngón chân thì gần như bị bẻ quặp xuống góc trái của mu bàn chân. Lòng bàn tay, ngón tay chân của cậu đều bị chai cứng. Cậu cắn và đánh nhau với bất cứ ai muốn đến gần, thậm chí cậu bé còn bắt và ăn thịt gà sống trong làng. Cậu hoàn toàn không biết nói, chỉ có thể phát ra tiếng gầm gừ.

Sau đó, cậu đã được học cách giao tiếp và đi thẳng đứng như con người đúng nghĩa. Đáng buồn là không lâu sau đó cậu đã bị mù do căn bệnh đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, đó không phải là hậu quả của những năm sống trong rừng mà chỉ là căn bệnh di truyền trong gia đình cậu.

Sujit Kumar – Cậu bé người gà (Sujit Kumar Chicken Boy), Nhật Bản, 1978

rgb.vn_nhung-dua-tre-hoang-da_09

Sujit đã có những hành động bất thường khi còn là 1 đứa trẻ. Bố của Sujit đã trông thấy cậu trong chuồng gà. Mẹ cậu bé đã tự tử còn cha cậu thì bị giết hại. Do đó, ông cậu bé chịu trách nhiệm cho việc chăm sóc, nhưng ông ta đã không làm vậy. Ông nhốt cậu trong chuồng gà. Khi cậu lên 8 tuổi, người ta tìm thấy Sujit đứng ở giữa đường, kêu cục cục và vỗ cánh như chú gà. Cậu dùng miệng mổ lấy thức ăn, chạy lấy đà nhảy lên ghế như thể đó là chuồng gà và dùng lưỡi tạo ra âm thanh như tiếng gà kêu. Những ngón tay của cậu đều quặp vào trong. Cậu được những nhân viên chăm sóc đưa tới ngôi nhà cũ, nhưng ở đây cậu lại trở nên hung dữ và cáu gắt. Cậu bị cột trên giường hơn 20 năm. Bây giờ, cậu đã 30 tuổi và được chăm sóc bởi Elizabeth Clayton, người đã giải thoát cậu khỏi ngôi nhà giam cầm.

Kamala và Amala, Ấn Độ, 1920

rgb.vn_nhung-dua-tre-hoang-da_10

Năm 1920, người ta tìm thấy Kamala và Amala trong hang sói, lúc đó Kamala đã 8 tuổi và Amala là 12 tuổi. Đây là một trong những trường hợp nổi tiếng về những đứa trẻ sống ở nơi hoang dã. Trước khi biết đến trường hợp này, họ được tìm thấy bởi một giáo sĩ, người đã trốn trên cây phía trên hang sói nơi mà Kamala và Amala sống. Khi mà lũ sói rời hang, ông đã trông thấy 2 đứa trẻ khi chúng ra ngoài. Hai cô gái trông rất khác biệt, di chuyển bằng 4 chi và hình dạng không giống con người. Ông ta nhanh chóng tìm cách tiếp cận với 2 cô bé. Lần đầu tiên bị bắt là khi 2 cô bé đang cuộn tròn vào nhau ngủ say sưa, chúng gầm gừ, quần áo thì bị xé rách, chỉ ăn mỗi thịt sống và tru như tiếng sói. Cơ thể của chúng bị biến dạng khi mà dây chằng và những mối nối ở khớp xương tay và chân rất ngắn. Hai đứa trẻ tỏ ra không hề thích thú với việc giao tiếp với con người. Tuy nhiên, khả năng thính giác, thị giác và vị giác của chúng thì quả là tuyệt vời. Amala qua đời sau khi bị bắt khoảng 1 năm sau đó, còn Kamala cuối cùng cũng đã học được cách đứng thẳng như con người và nói được vài từ nhưng cô đã tử vong sau khi trải qua cuộc phẫu thuật thận. Khi đó, Kamala được 17 tuổi.

Ivan Mishukov, Nga, 1998

rgb.vn_nhung-dua-tre-hoang-da_11

Ivan bị gia đình ngược đãi nên cậu bé đã bỏ nhà đi khi mới 4 tuổi. Cậu trở thành kẻ hành khất trên đường phố. Ivan đã nhanh chóng kết bạn với bầy chó hoang, chia sẻ thức ăn cậu xin được với chúng. Bầy chó hoang dần tin tưởng và nghe lời cậu bé, như con đầu đàn. Ivan sống cuộc sống như vậy trong khoảng 2 năm trước khi bị bắt và đưa vào trại chăm sóc trẻ em. Cậu có được lợi ích từ việc sử dụng được ngôn ngữ mà cậu đã dùng khi ăn xin trên đường. Thực tế là cậu chỉ sống trong điều kiện tồi tàn một khoảng thời gian ngắn, bây giờ cậu đã phục hồi và trở về cuộc sống bình thường.

Marie Angelique Memmie Le Blanc, Pháp, 1731

rgb.vn_nhung-dua-tre-hoang-da_12

Ngoại trừ tuổi thơ của Memmie ra, câu chuyện của cô bé bắt đầu từ thế kỉ 18 đã được ghi chép một cách đáng kinh ngạc. Trong vòng 10 năm, cô bé đã một mình đi bộ băng xuyên qua nhiều khu rừng ở nước Pháp. Cô ăn thịt chim, ếch, cá, lá cây, cành cây, thậm chí cả rễ cây cũng là thức ăn của cô. Memmie sử dụng cánh tay mình như vũ khí để chiến đấu với lũ thú hoang, đặc biệt là sói. Cô bị bắt khi 19 tuổi khi đó trông cô rất lem luốc với làn da đen và mái tóc rối bời. Khi Memmie cúi xuống để uống nước, cô bé không ngừng quan sát xung quanh, luôn trong tình trạng cảnh giác. Cô không thể nói, chỉ có thể giao tiếp bằng những tiếng thét và kêu the thé. Cô lột da thỏ và chim để ăn sống và chưa từng ăn thức ăn chín qua nhiều năm sống trong rừng. Ngón tay cái của cô đã bị biến dạng vì cô dùng chúng để đào bới rễ cây, đu từ cây này sang cây khác như hành động của loài khỉ. Năm 1737, trong chuyến đi tới nước Pháp, nữ hoàng của nước Ba Lan, cũng chính là mẹ của nữ hoàng nước Pháp, bà đã dẫn Memmie đi săn cùng với bà. Cô bé đã chạy rất nhanh đủ để bắt và giết nhiều con thỏ. Sự phục hồi của Memmie sau nhiều năm sống trong rừng quả là điều đáng kinh ngạc. Cô đã gặp rất nhiều người đỡ đầu giàu có, giúp đỡ cô trong việc đọc, viết và nói tiếng Pháp một cách trôi chảy. Năm 1947, cô trở thành nữ tu sĩ trong thời gian ngắn nhưng sau đó cô đã bị bắn trúng và ngã từ cửa sổ xuống đất. Người đỡ đầu của cô cũng chết không lâu sau đó. Cô ngã bệnh và cuộc sống trở nên nghèo túng, nhưng sau đó cô lại một lần nữa tìm được người đỡ đầu giàu có khác. Năm 1755, phu nhân Hecquet đã xuất bản tiểu sử của Memmie. Cuối cùng, vào năm 1775, Memmie qua đời ở tuổi 63 trong cảnh cơ cực tại Paris.

John Ssebunya – Cậu bé người khỉ (The Monkey Boy), Uganda, 1991

rgb.vn_nhung-dua-tre-hoang-da_13

Năm 1988, John bỏ nhà đi khi cậu chỉ mới 3 tuổi sau khi chứng kiến việc bố giết mẹ của mình. Cậu bỏ trốn vào rừng và sống cùng bầy khỉ. John bị bắt vào năm 1991, khi đó cậu được 6 tuổi và đưa vào trại trẻ mồ côi. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, cậu đã phát hiện ra toàn bộ cơ thể mình mọc đầy lông. Khẩu phần ăn của cậu toàn là rễ cây, hạt, khoai lang, củ sắn và cậu bé đã phát triển giun lãi kí sinh trong ruột, dài tới hơn nửa mét. Hơn nữa, hệ quả của việc di chuyển như khỉ đã khiến cho đầu gối của John đầy những vết chai sẹo. Sau đó, John đã học được cách giao tiếp và cư xử như con người. Cậu còn sở hữu chất giọng hát hay và nổi tiếng qua việc lưu diễn ở nước Mỹ cùng đội hợp xướng 20 người nổi trội của Pearl of Africa.

Victor (Cậu bé hoang dã của Aveyron), Pháp,1797

rgb.vn_nhung-dua-tre-hoang-da_14

Đây là trường hợp ghi chép cụ thể không những mang tính lịch sử mà còn gây ngạc nhiên về cậu bé sống ở nơi hoang dã, bởi vì cậu được các nhà khoa học nghiên cứu rất nhiều tại thời điểm đó để cố gắng tìm ra nguồn gốc của ngôn ngữ. Victor được trông thấy vào cuối thế kỉ 18 tại 1 khu rừng của Saint Sernin trên Rance, thuộc miền nam nước Pháp. Cậu bị bắt nhưng cố gắng tìm mọi cách trốn thoát. Thắng/1800, cậu một lần nữa bị bắt lại. Khi đó, Victor đã 12 tuổi và toàn bộ cơ thể cậu đầy những vết sẹo, cũng không thể giao tiếp được. Một lần tin tức cậu bé đã bị bắt lan truyền khắp nơi, rất nhiều người đã tìm đến để nghiên cứu và phân tích. Rất ích thông tin về quãng thời gian cậu sống trong rừng, nhưng người ta tin rằng cậu đã trải qua 7 năm ở nơi hoang dã. Một giáo sư sinh vật học đã kiểm tra khả năng kháng cự với cái lạnh của Victor bằng cách đưa cậu ra bên ngoài trời tuyết rơi trong tình trạng khỏa thân. Victor không hề tỏ ra bất cứ phản ứng gì với nhiệt độ lạnh bên ngoài. Các nhà nghiên cứu khác thì lại cố dạy cậu cách giao tiếp và cư xử như con người, nhưng tất cả đều thất bại. Cậu bé có lẽ đã có thể nghe và nói chuyện trước khi quay trở về nơi hoang dã. Cuối cùng, Victor được đưa đến một tổ chức từ thiện ở Paris và qua đời ở tuổi 40.

Nguồn: boredpanda | Việt hóa bởi: Trang Đài | RGB.vn

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.