Play the fashionable Aviator game from the famous bookmaker Mostbet and get a dose of adrenaline and unforgettable emotions!

07 cảnh phim tuyệt vời nhất năm 2016

Năm 2016 sắp dần trôi qua, đây là lúc chúng ta cùng điểm lại dấu ấn của điện ảnh trong suốt một năm qua với nhiều biến động. Nếu không thể nhớ được cảnh phim nào gây ấn tượng mạnh nhất cho bạn thì chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn dưới đây. Một cảnh quay tuyệt vời có thể nhìn rất hài hòa, nhưng nó không thể tuyệt vời mà không có ngữ cảnh. Ðó là bản chất của một bộ phim: một trường đoạn của cảnh quay mà giới thiệu và ảnh hưởng lẫn nhau sẽ làm thay đổi cách hiểu của chúng ta qua từng khoảnh khắc.

1. Kaili Blues – cảnh long take dài 41 phút

Bộ phim đầu tay táo bạo nhất năm, Kaili Blues là một câu chuyện kỳ lạ và khó hiểu về thời gian và như câu chuyện gián đoạn của nhà văn Prousti phiên bản Trung Quốc – nhưng bạn có thể cần đọc một bản tóm tắt cốt truyện để hiểu điều đó. Cốt truyện và câu chuyện có vẻ gần như không cần thiết cho nhà làm phim 26 tuổi Bi Gan, con người rất thú vị trong việc khám phá các khái niệm về ký ức như là một thực thể hữu hình. Bộ phim bắt đầu với một sự pha trộn về những hình ảnh sống động, thẫn thờ, và có liên quan, giống như một bức tranh vui tươi về cảnh quay gối mà rất khó phân biệt mục đích của các cảnh này. Bi và DP tài năng của ông Tianxing Wang sử dụng bố cục kỹ càng và các chuyển động camera sắc sảo để biến những ngôi làng màu xám của vùng Quý Châu Trung Quốc thành cõi mơ nơi mà thời gian là mơ hồ và sự sống và cái chết cùng tồn tại.

[​IMG]

Một cảnh long take dài 41 phút, trong đó tất cả các mảnh vỡ trong câu chuyện kết thành một khối, giống như một tách trà vỡ tự liền lại.

Đỉnh cao thẩm mỹ của bộ phim của Bi là cảnh long take dài 41 phút, trong đó tất cả các mảnh vỡ kết thành một khối, giống như một tách trà vỡ tự liền lại. Nó bắt đầu như là một đoạn lướt qua một người lái xe ôm tên Weiwei, người mà chúng ta tìm kiếm trong suốt bộ phim. Weiwei đang cố gắng để thu hút hành khách tiềm năng, nhưng chiếc xe của anh ta là một chiếc xe cũ kỹ, bị chế giễu bởi những người lái xe ôm khác. Cuối cùng, chú của anh ta Chen, người mà Weiwei không nhận ra, nhảy lên xe, và sau khi nổ máy nhiều lần, họ cuối cùng cũng xuất phát được. Dù họ đi qua những con đường núi quanh co, camera vẫn được đi qua giữa ba nơi đặt máy (lúc thì trên xe, lúc thì trên bàn chân) và trọng tâm của sự thay đổi hướng nhìn, hướng đi, và đuổi theo các nhân vật khác, đi qua một thị trấn bị bỏ hoang, băng qua một cây cầu ọp ẹp, và nhảy vào một chiếc thuyền để đi lòng vòng trên sông. Nó tạo ra một đường vòng cho người thợ cắt tóc (cũng là người vợ đã chết của Chen) và cuối cùng trở lại với các nhân vật bị bỏ rơi hoặc đã chết trước khi cuối cùng kết thúc với một ban nhạc chơi nhạc lờ phờ trước một đám đông nhỏ.

Với khoảng thay đổi về tính thẩm mỹ logic và không gian thoáng đãng, Kaili Blues gợi ra thế giới hữu hình ngoài những ký ức thoáng qua. Ngôi làng này là mối quan hệ của nó. Các cư dân của thị trấn ngủ say này – thợ cắt tóc, thợ may, nhạc sĩ, dân làng, những người vợ đã cheetss – xoáy vào trong và ngoài trung tâm như những giấc mơ kỳ lạ. Khi được hỏi cảnh quay được quay như thế nào, Bi cho biết ông chỉ biết cứ thế mà quay thôi: “Người quay phim cứ quay liên tục thôi”. Đơn giản là đủ. Sự phối hợp của cảnh quay thể hiện kỹ năng kỹ thuật tuyệt vời, nhưng nó cũng có được do nghiên cứu kỹ; không có gì quá đặc biệt hoặc đáng khen ngợi về nó. Dù long take thường được mọi người tán thưởng lâu mà độ dài và sự phức tạp của chúng mục đích là để biện minh cho sự tồn tại của chúng, Bi sử dụng cảnh quay nhẹ nhàng lập lòe để chúng ta đắm chìm trong một nơi không có thời gian. Nó giống như một bộ phim du lịch của những ký ức tự do.

 

2. Knight of Cups – Con chó dưới nước

[​IMG]

Trong Knight of Cups của Terrence Malick, Christian Bale đóng vai một nhà văn người không bao giờ viết – anh ta lái xe, uống rượu, tiệc tùng, anh ta chăm sóc người cha ốm yếu và người anh trai đang hồi phục của mình, ông đi qua một người tình một đêm, người không thỏa mãn anh ta khi hiện diện, nhưng lại ám ảnh anh ta khi không ở đó, và anh ta thì thầm than vãn vào khoảng không. Mặc dù sự thiếu hụt cách tường thuật truyền thống của phim gây khá nhiều thất vọng, những nó chắc chắn là rất tuyệt vời vì có một trong những hình ảnh đẹp nhất của năm: một con chó đang nhặt một quả bóng tennis. Emmanuel Lubezki, một nhà quay phim hiếm mà cái tên của ông đã là một thương hiệu rồi, đặt camera ở một hồ bơi tuyệt đẹp, nơi nó lưu lại mà không có bối cảnh gì. Sau đó, đột ngột, một con chó nhảy vào trong nước, cố gắng để ngoắp một quả bóng tennis mà trôi ra khỏi tầm với. Hình ảnh này rất hài hước – nó là một con chó đáng yêu, thất bại trong nhiệm vụ rất bình thường đó là lấy một bóng – nhưng đó cũng là phép ngoại suy về chủ đề sâu sắc hơn của bộ phim.

Nhiều người chỉ trích Knight of Cups về nhân vật chính không gây được thiện cảm, một nhà văn giàu có với vấn đề là quá gầy. Nhưng trong một thế giới toàn siêu mẫu và những người có thế lực, một con chó vẫn còn phải đấu tranh để lấy được một quả bóng. Ai có thể không thể liên hệ đến con chó này?

3. Certain Women – Nhìn ra từ cái chuồng

[​IMG]

Kelly Reichardt trong Certain Women mở ra với một cảnh viễn của một tàu lăn qua một khung cảnh lạnh lẽo, cắt ngang màn hình từ phía trên bên phải đến phía dưới bên trái. Chúng ta không bao giờ nhìn thấy chiếc tàu lần nữa; những chiếc ô tô là phương tiện được ưa thích (cũng như một con ngựa).

Phương tiện – rời đến một chỗ khác, không biết liệu bạn có trở lại hay không – là một chủ đề lặng lẽ tách rời của bộ phim. Trong phần cuối cùng của cuốn sách gập có phụ đề, một giáo viên bất đắc dĩ (Kristen Stewart) thu hút sự chú ý của một thôn nữ (Lily Gladstone, một nữ diễn viên chưa được biết đến, người mà là một trong những khám phá tuyệt vời nhất của năm nay). Họ đi đến một quán ăn địa phương với nhau, nơi Stewart ăn hết một nửa suất ăn của cô một cách vội vàng và Gladstone nhìn cô ăn một cách yên tĩnh. Reichardt thích các cảnh tĩnh đơn giản và loại cảnh nghịch hướng: Stewart mở khăn ăn ra lau miệng, Gladstone nhìn một cách trầm ngâm.

Cảnh mà gói gọn phần này – và bộ phim – là một cảnh tuyết rơi rải rác ở đường chân trời, một thanh kim loại màu vàng cắt ngang màn hình và một thanh cong thứ hai treo dưới nó. Các thanh kim loại gợi nhớ lại những đường ray xe lửa, và cũng gợi ra một thứ tất yếu không thay đổi. Được quay với cuộn 16mm, hình ảnh có chất lượng mà gợi nhớ đến tranh của Monet hay L. A. Ring, một cái chuồng gỗ đứng kiên cường dưới trời tuyết và một người phụ nữ trẻ chăm sóc cho trang trại của mình mà không có bạn đồng hành nào. Bạn có thể truyền tải cảnh quay, với những thanh chắn gần như song song thanh, như một phép ẩn dụ, hoặc bạn chỉ có thể đắm mình trong vẻ đẹp thanh bình của nó. Không có câu trả lời đúng hay sai trong Certain Women, chỉ có hy vọng – và, đối với một số người, là sự thất vọng.

4. The Lobster – Chờ đợi mòn mỏi

Phim hài hước đả kích của Yorgos Lanthimos không phải là tác phẩm lãng mạn, mà là một tác phẩm theo chủ nghĩa lãng mạn tàn bạo. (Những người gọi nó là một bộ phim tuyệt vời trong thời đại cần xem xét một cách thận trọng.) Nó mô tả một xã hội quen thuộc trong đó tình yêu tuân thủ theo biểu đồ thay vì cảm xúc, độc thân là phi pháp, và những trái tim cô đơn trên thế giới tham gia vào một nơi để tìm thấy (hay, nhiều khả năng là giả vờ) tình yêu đích thực, nếu không thì bị biến thành một con vật mà họ chọn. Colin Farrell cho thấy sự cô đơn; anh ta đẫy đà và chất phác, với một mái tóc đen rủ xuống và bụng phệ. Anh ta hiếm khi nói chuyện mà không dừng lại để chiêm ngưỡng những phản ứng nhẹ nhàng nhất cho một câu hỏi hay một cách để thoát khỏi một cuộc trò chuyện. Rachel Weisz đóng vai người yêu của anh ta, một người phụ nữ sống cùng một nhóm người bị rút phép thông công trong rừng. Ngay cả ở đây, trong số những người tự nhận là tự do khỏi các xiềng xích của thế giới bắt buộc phải hẹn hò, có những quy tắc rõ: không ai trong rừng có thể yêu. Vì vậy, khi Farrell và Weiss yêu nhau, hình phạt cho Weiss là làm mù đôi mắt của mình.

Gần như cả phim, Lanthimos quay các cảnh với sự rõ ràng đơn giản và khách quan, phản ánh sự lôi cuốn, mặt trái trong bản chất của cuộc hẹn hò hiện đại. Trong cảnh cuối cùng, Farrell và Weiss ngồi trong một quán ăn, nơi Farrell hứa vào phòng tắm và làm mù đôi mắt của mình với một con dao cắt bít tết để họ có thể được ở cùng nhau. Chúng ta nhìn thấy anh ấy nhìn trừng trừng vào gương với sự miễn cưỡng; cảnh cuối cùng, một take đơn giản dài hai phút về Weiss ngồi một mình khi hàng loạt xe cộ và các cặp vợ chồng đi qua cửa sổ phía sau cô, nhớ lại Antonioni. Chúng ta lướt qua khung hình, chờ đợi Farrell quay trở lại, nhìn phía sau để xem, có thể, anh sẽ cố gắng lẻn đi, hoặc liệu anh ta có thực sự chọc con dao bít tết vào mắt mình. Bộ phim kết thúc mà không có cách giải quyết – chỉ Weiss kiên nhẫn chờ đợi trong nỗi cô đơn. Sự mơ hồ về cảnh quay có sự đau xót vì giống như tất cả mọi thứ chúng ta đã nhìn thấy trong phim, đặc biệt là đoạn cuối cùng, đã xây lên cho điều này, để Farrell đưa ra quyết định cuối cùng. Nó không chỉ là một bài thử nghiệm tình yêu cho anh ta, mà còn là một lời nhận xét về cách chúng ta coi những sai sót là chất xúc tác lãng mạn và cách chúng ta luôn luôn phải bán một ý tưởng tự chế của mình cho những người chúng ta nói là chúng ta yêu thương.

 

5. Allied – Bàn tay trong gương

[​IMG]

Robert Zemeckis, một trong những nhà làm phim chính thống của Mỹ, đề cập đến Hitchcock thời kỳ 1940 với câu chuyện về hoạt động gián điệp lãng mạn. Hình ảnh can đảm của Allied ngược với câu chuyện có những kiến thức tầm trung của nó. Khi sĩ quan tình báo quân đội người Canada Brad Pitt được nói với vợ (Marion Cotillard), một cựu chiến binh chống Pháp, thực sự có thể là gián điệp của Đức Quốc xã, tất cả mọi thứ anh ta nghĩ anh ta biết về cuộc sống của mình đều bị đảo lộn. Zemeckis, một người theo chủ nghĩa cổ điển, hiểu theo nghĩa đen loại hoang tưởng này với các cảnh quay gương lặp đi lặp lại, về Cotillard bị đảo ngược. (Nếu nó không thực sự tài tình, thì nó chắc chắn được xử lý với sự khéo léo). Zemeckis đã thực hiện cảnh gương chói lóa trước: trong Contact, ông pha trộn ba cảnh quay khác nhau về Jena Malone còn trẻ đi lên một cầu thang thành một bố cục thôi miên làm cho nó xuất hiện như thể camera đã đi qua một tấm gương. Đó là nghệ thuật tự đề cao tự nhiên nhất, và nó thực sự tuyệt vời.

Một cảnh tượng CGI lu mờ so với cảnh đơn giản này nhưng lại là một cảnh mê hoặc về một bàn tay trong gương.

Trong Allied, Pitt đã đặt một bộ hướng dẫn tối mật giả trong chiếc tủ để đèn cạnh giường của mình để xem liệu Cotillard có báo cáo với chỉ huy Đức Quốc Xã không. Pitt đứng trong phòng tắm, nhìn chăm chú vào giấy ghi chú trong gương, khi tay của Cotillard với ra, lơ lửng trên giấy ghi chú như một chiếc máy bay sẵn sàng thả một quả bom. Sau phút giây vĩnh cửu, cô ấy với lên và giật dây đèn. Ngoài việc hậu cần chiếu sáng hai phòng để giữ cho tiền cảnh và hậu cảnh trong gương trong vùng lấy nét, và vẻ đẹp của phần bố cục, và nhịp độ và nhịp điệu của cảnh nói chung, cảnh quay này phản ánh (lấy làm tiếc) cho cuộc xung đột bên trong nhân vật của Brad Pitt, người mà rất yêu vợ và không muốn tin rằng cô có thể là một điệp viên. Cuối cùng, một chiếc máy bay CGI đâm vào một ngôi nhà, và cảnh tượng lu mờ so với cảnh quay đơn giản này nhưng lại là một cảnh quay mê hoặc về một bàn tay trong một tấm gương. Thuyết tương đối bất thường về tinh thần này của bộ phim phản ánh một xu hướng lâu dài của Hollywood trong việc tạo ra sự tự do giải trí về nghĩa vụ chính trị, nhưng Pitt không có tự do như vậy. Anh không thể ở lại làm chính trị, và từng giây phút anh ta ngắm vợ là một thời điểm anh đánh mất cô ấy.

 

6. Neon Demon – Kẻ giết người nhà kế bên

[​IMG]

Neon Demon là một ảo ảnh lung ling về thế giới thời trang, vì vậy nó chỉ theo một mối quan tâm chính là vẻ đẹp. Đó là một bộ phim về những thú vui bề ngoại về sự gợi cảm trong một thế giới nơi sinh sống của những người mẫu cao gầy và lố bịch, và nó gợi đến dòng phim rất tuyệt từ bộ phim Deep Blue Sea: “Bên dưới bề mặt thủy tinh này, một thế giới của những con quái vật”. Tuy nhiên, ngôi sao thực sự của bộ phim không bao giờ xuất hiện trên màn hình. Đó là đạo diễn người Đan Mạch Nicolas Winding Refn, mà tên ông tô điểm cho tiêu đề màn hình như một thương hiệu nước hoa cao cấp. NWR thống trị tuyệt đối, sự hiện diện của ông không phải có thể thấy được nhưng lại ở khắp mọi nơi. Nhân vật của ông là vỏ ngoài vô giá trị, ý tưởng của ông mà Chúa quyết định điều gì có thể và không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Chúng ta theo nhân vật của Elle Fanning, một người mẫu có một ít tài năng không thể tả nói ra được mà tất cả mọi người có thể cảm nhận được nhưng không bao giờ diễn tả được. Ngay sau đó, những người mẫu có hợp đồng biểu diễn, cùng lúc với cô ấy âm mưu chống lại cô ấy, và cả bộ phim đi theo hướng phim Profondo Rosso.

Trong một cảnh làm phá vỡ tính tò mò bệnh hoạn – một cảnh mà được thiết lập theo chuyển động hành động bạo lực cuối cùng của bộ phim – Fanning được đánh thức bởi hàng loạt tiếng đập cửa phòng. Cô nhìn chằm chằm, bất động, và ngay sau đó vị khách không thể nhìn thấy di chuyển từ cửa phòng cô sang cửa phòng hàng xóm, và máy quay quét từ từ qua chiếc gương dài ngang cái phòng. Fanning sợ hãi khi máy quay đi theo âm thanh của người khách xông vào phòng của người hàng xóm. Chúng ta nghe thấy một người phụ nữ đang lâm nguy, la hét trong đau đớn. NWR kiểm soát nhịp độ và vùng lấy nét, để Fanning bắt kịp với anh ta. Cô ép đầu cô vào tường. Cắt đến đoạn mà David Bordwell gọi là một cảnh đối phẳng, có nghĩa là máy quay vuông góc với tường. Đầu và tay của cô bị bóng bao phủ vì camera phóng ra xa, quay trở lại một ảo ảnh quang học tương tự như trong The Keep của Michael Mann. Cô co ro trong bóng tối đen như mực.

Neon Demon là một bộ phim được tính toán theo hình học được kể với hình dạng và đường thẳng thay vì con người hay sự ấm áp. NWR dường như thiết lập cảnh với một cái thước, đo mỗi inch, đặt mỗi loại ánh sáng hoạt nghiệm với sự chính xác. Đó là chính xác, và trường đoạn hai cảnh này gói gọn cách làm phim của ông.

 

7. Elle – Sự chiến thắng của phụ nữ trước cái chết

[​IMG]

“Cuộc sống không chia thể loại gì cả” câu nói yêu thích của Paul Verhoeven. Elle, bộ phim đầu tiên của ông trong một thập kỷ, kết hợp nhiều thể loại, kết hợp nhuần nhuyễn hài kịch về cách cư xử của tư sản với một bộ phim kinh dị trả thù hành động hiếp dâm. Giống như một cặp đôi thay phiên nói nhưng không thực sự lắng nghe, mỗi cảnh cho cảm giác như một thể loại khác nhau mà không bao giờ thực sự trở thành một phong cách nhất định. Đây là điểm sáng của bộ phim.

Isabelle Huppert vào vai Michele, một cựu biên tập viên văn học người mà cùng với người bạn tốt nhất của cô Anna (Anne Consigny) xây dựng một công ty trò chơi video có các trò chơi bạo lực tình dục kỳ cục. Trong khoảnh khắc mở đầu của bộ phim, cảnh từ điểm nhìn của một con mèo, Michele bị hãm hiếp bởi một người đàn ông trong một chiếc mặt nạ trượt tuyết. Michele tâm sự với Anna, nhưng để làm phức tạp vấn đề, cô ấy cũng ngoại tình với chồng của Anna, một người đàn ông thô lỗ và bih hói và ghen tuông, nhỏ mon. Cuối cùng, sau khi kẻ hiếp dâm đã bị bắt và những người đàn ông đần độn khác nhau trong cuộc sống của họ đã được đặt vào đúng vị trí của họ, Michele và Anna đi vơ vẩn qua một nghĩa trang, một tập hợp những người chết, và Michele bảo Anna đi vào với cô. Nó không phải là cảnh quay khéo léo – và thậm chí không phải là một cảnh quay phong cách đặc biệt – nhưng nó là một đòn giáng mạnh của bộ phim. Hai phụ nữ (đặt ở trung tâm khung hình) đã sống sót trải qua đau khổ do tất cả những người đàn ông bình thường trong cuộc sống của họ gây ra, và hình ảnh chia tay này, hai người bạn ôm nhau và tha thứ cho nhau khi họ để lại đằng sau nghĩa địa của những người đàn ông, cho thấy sự chiến thắng cho họ. Bất kỳ mối quan tâm về quan điểm giới tính của bộ phim lắng xuống với chân dung về sự đồng hành của nữ giới chiến thắng sự vô tích sự của nam giới.

Theo 24hinh.vn

You may also like...

Leave a Reply

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.